Ngày 24/2, Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine với mục tiêu "phi quân sự hóa, phi phát xít hóa" Kiev, đánh dấu cuộc xung đột lớn nhất tại châu Âu kể từ Thế chiến II. Trái với dự đoán Nga sẽ "đánh nhanh, thắng nhanh", chiến sự đã kéo dài hơn 10 tháng qua do sự kháng cự quyết liệt của Ukraine, cùng viện trợ quân sự “khủng” của phương Tây cho Kiev. Giao tranh ác liệt tàn phá nhiều khu vực Ukraine, khiến hơn 14 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi tị nạn.
Bốn vùng Ukraine gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia đã sáp nhập vào Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào cuối tháng 9. Mỹ và đồng minh đã áp một loạt biện pháp trừng phạt Nga. Liên minh châu Âu cấp quy chế ứng viên gia nhập khối cho Ukraine, trong khi Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn xin vào NATO. Xung đột góp phần đẩy giá lương thực lên cao và làm leo thang giá năng lượng thế giới khi Moscow siết chặt nguồn cung cho châu Âu để trả đũa những lệnh cấm vận.
Toàn cảnh chiến sự Nga - Ukraine
Những điểm then chốt trong xung đột Nga – Ukraine
Xung đột Nga - Ukraine làm giảm tăng trưởng toàn cầu đến mức nào?
Ngày 8/11, cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu giữa kỳ, bầu chọn lại toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện, 35/100 ghế tại Thượng viện, 36 thống đốc bang và hàng nghìn quan chức địa phương. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao và chi phí sinh hoạt tăng cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua. Với một số chiến thắng bất ngờ, đảng Dân chủ của đương kim Tổng thống Joe Biden giữ được quyền lãnh đạo Thượng viện, do thâu tóm được 50/100 ghế tại cơ quan lập pháp này.
Đảng Cộng hòa của cựu Tổng thống Donald Trump đã không thể tạo ra “làn sóng đỏ” càn quét bản đồ chính trị Mỹ như kỳ vọng, nhưng vẫn giành được quyền kiểm soát Hạ viện từ tay đảng Dân chủ nhờ thâu tóm được 218/435 ghế tại đây. Kết quả được tin có thể giúp phe Bảo thủ làm lu mờ chương trình nghị sự sắp tới của Tổng thống Biden, gây khó khăn cho việc thông qua những đề xuất chính sách của ông trong hai năm cuối nhiệm kỳ.
Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 diễn ra từ ngày 16 đến 22/10 tại thủ đô Bắc Kinh, với sự tham gia của khoảng 2.300 đại biểu. Các đại biểu đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 20. Trong phiên họp toàn thể lần thứ nhất diễn ra ngày 23/10, Ban Chấp hành Trung ương khóa 20 đã bầu Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị. Ông Tập Cận Bình được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư thêm 5 năm nữa.
Đại hội 20 là sự kiện hết sức quan trọng đối với Trung Quốc khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bước vào hành trình mới xây dựng toàn diện đất nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân các dân tộc Trung Quốc, cùng nỗ lực thực hiện mục tiêu "100 năm" thứ hai, xây dựng quốc gia thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại toàn diện về mọi mặt thông qua con đường hiện đại hóa mang màu sắc Trung Quốc.
Sự kiện Đại hội Đảng thứ 20 của Trung Quốc
Ông Tập cảnh báo ‘giông bão nguy hiểm’ đối với Trung Quốc
Trung Quốc ra mắt Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới, ông Tập Cận Bình tái đắc cử
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo hôm 8/7 đã bị bắn trong lúc phát biểu ở một sự kiện vận động bầu cử tại Nara. Ông được đưa ngay vào bệnh viện cứu chữa, nhưng không qua khỏi. Nghi phạm Tetsuya Yamagami đã bị lực lượng an ninh có mặt tại sự kiện khống chế. Chiều 27/9, Nhật Bản đã cử hành quốc tang cho ông Abe. Khoảng 4.300 người tham dự tang lễ. Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự lễ tang và đặt hoa tưởng niệm ông Abe.
Ông Abe Shinzo là chính trị gia đã định hình lại nước Nhật trong thời kỳ hiện đại, để lại nhiều di sản về cả kinh tế, chính trị lẫn xã hội. Không một nhà lãnh đạo nào trong lịch sử Nhật Bản để lại nhiều dấu ấn đậm nét hơn ông. Là chính trị gia “đột phá” nhất nước Nhật sau Thế chiến, ông Abe là Thủ tướng có thời gian tại vị lâu nhất trong lịch sử, luôn hết lòng vì công việc và đất nước. Lúc bị ám sát, ông vẫn đang thực hiện trách nhiệm của một chính khách thuộc đảng Dân chủ Tự do.
Toàn cảnh vụ cựu Thủ tướng Nhật Abe Shinzo bị ám sát
Nhật Bản cử hành quốc tang cho cựu Thủ tướng Abe Shinzo
Lãnh đạo các nước gửi lời chia buồn sau khi cựu Thủ tướng Abe qua đời
Chiều 8/9, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã băng hà tại lâu đài Balmoral, hưởng thọ 96 tuổi. Nữ hoàng Elizabeth II có tên đầy đủ là Elizabeth Alexandra Mary Windsor. Bà sinh ngày 21/4/1926, tại Mayfair, London. Lên ngôi năm 1952, triều đại của bà trải qua 15 đời thủ tướng, bắt đầu từ ông Winston Churchill, sinh năm 1874 và cho đến bà Liz Truss, sinh năm 1975. Hồi tháng 2, nước Anh đã tổ chức đại lễ Bạch kim kỷ niệm 70 năm trị vì của bà. Sự ra đi của Nữ hoàng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn bộ người dân nước Anh.
Sau khi Nữ hoàng băng hà, Thái tử Charles là người kế vị ngai vàng, trở thành Vua Charles III. Vua Charles III cho hay, sự ra đi của người mẹ thân yêu của ông là "khoảnh khắc vô cùng đau buồn" đối với ông và gia đình. Cựu Thủ tướng Anh Liz Truss nói rằng Nữ hoàng là nền tảng xây dựng nên nước Anh hiện đại, là người đã tạo nên sự ổn định và sức mạnh cần thiết cho Vương quốc Anh. Nữ hoàng Elizabeth II cũng được coi là biểu tượng cho sự đoàn kết của đất nước.
Sự kiện Nữ hoàng Anh Elizabeth II băng hà
Vua Charles III ca ngợi Nữ hoàng Elizabeth II, cam kết cống hiến cả đời vì dân Anh
Ba năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thế giới đang dần trở lại cuộc sống bình thường, nhiều quốc gia đã bãi bỏ lệnh phong tỏa và các biện pháp hạn chế đi lại. Nỗ lực mở cửa trở lại có công rất lớn của vắc xin, phương tiện hữu hiệu nhất để phòng chống dịch bệnh, giảm bớt số ca nhập viện và tử vong. Vào tháng 3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, gần 90% dân số toàn cầu đã có kháng thể chống lại virus corona thông qua tiêm chủng hay đã từng bị mắc trước đó.
Ngày 12/12, Giám đốc Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) cho rằng còn quá sớm để tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại dịch Covid-19. Hiện vẫn còn hơn 500 dòng phụ của biến thể Omicron đang lưu hành, nhưng không có dòng nào được chỉ định là biến thể mới cần quan tâm. Tuy vậy, triển vọng kết thúc đại dịch trong năm mới là tương đối khả quan. Trung Quốc mới đây cũng bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch để hướng tới tái mở cửa.
WHO ước tính 90% thế giới có sức đề kháng nhất định với Covid-19
Vắc xin Covid-19 đã cứu sống gần 20 triệu người trên thế giới
Trung Quốc thay đổi lớn về quy định phòng Covid-19, hướng tới tái mở cửa
Vụ việc xảy ra vào ngày 6/10 ở một nhà trẻ tại tỉnh Nong Bua Lamphu của Thái Lan. Cựu trung sĩ cảnh sát Panya Khamrab đã xông vào trường học lúc 12h30, đúng giờ nghỉ trưa của các em nhỏ và xả súng, đâm chém nhiều người. Trong khoảng 20 phút, Khamrab đi từ phòng này sang phòng khác của nhà trẻ, sát hại giáo viên cùng các em nhỏ. Sau khi tấn công, hung thủ bình tĩnh cầm dao và lái xe trở về nơi ở. Tới 15h, kẻ sát nhân đã đốt xe, bắn bạn gái và con trai của cô này rồi tự tử.
Tổng cộng 36 người, trong đó bao gồm 22 em nhỏ từ 2 tới 5 tuổi, đã thiệt mạng trong cuộc thảm sát kinh hoàng kéo dài vỏn vẹn 3 tiếng đồng hồ. Phó cảnh sát trưởng Thái Lan, Tướng Surachate Hakparn cho biết, hành động bạo lực của Panya Khamrab là do cảm xúc bùng nổ sau khi người này bị sa thải khỏi lực lượng hành pháp rồi vướng vào những rắc rối pháp lý, tiền bạc và gia đình.
Diễn biến vụ thảm sát tại nhà trẻ Thái Lan
Xả súng, đâm chém đẫm máu tại nhà trẻ ở Thái Lan, ít nhất 34 người thiệt mạng
Ám ảnh kinh hoàng của cô giáo thoát chết trong vụ xả súng ở nhà trẻ Thái Lan
Chiều tối 29/10, khoảng 100.000 người, chủ yếu là giới trẻ đã đổ về những con đường dốc và hẹp tại khu Itaewon thuộc quận Yongsan ở trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc để tham dự lễ Halloween. Sự kiện này là một trong những lễ hội lớn đầu tiên diễn ra kể từ khi các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được dỡ bỏ tại Hàn Quốc. Sau 22h, hỗn loạn bắt đầu nổ ra trên một con phố hẹp và dốc gần nhà ga Itaewon, nối với một loạt quán bar và câu lạc bộ từ đường chính.
Các nhân chứng cho biết đã nhìn thấy đám đông dâng cao từ các hướng khác nhau và một số người trượt chân trên dốc, gây hiệu ứng domino. Nhiều người ngã xuống, xô ngã những người khác, khiến người này chất đống lên người khác. Nhà chức trách Hàn Quốc cho biết, có 158 người đã thiệt mạng trong thảm kịch giẫm đạp, phần lớn nạn nhân ở độ tuổi thanh thiếu niên. Tổng thống Hàn Quốc đã ban bố quốc tang sau thảm kịch và yêu cầu điều tra sự cố.
Tình huống dẫn tới thảm kịch giẫm đạp
Ít nhất 149 người chết trong vụ giẫm đạp ở Itaewon, Tổng thống Hàn Quốc ra lệnh khẩn
Năm 2022, mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới lại bị kéo căng do vấn đề Đài Loan, đặc biệt là sau chuyến thăm hòn đảo này của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Tối 2/8, bà Pelosi cùng đoàn các nghị sĩ Mỹ đã đặt chân tới Đài Loan (Trung Quốc), trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm vùng lãnh thổ này trong 25 năm. Chuyến thăm kéo theo một làn sóng quan điểm trái chiều, cũng như những chỉ trích và hành động phản ứng mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Bắc Kinh đã đình chỉ nhiều quan hệ hợp tác với Washington. Quân đội Trung Quốc cũng tiến hành hàng loạt cuộc tập trận quanh Đài Loan. Tuy nhiên, tình hình sau đó đã dịu bớt. Hôm 14/11, tại Bali (Indonesia), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp gỡ trực tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. “Tổng thống Biden nhấn mạnh, việc cạnh tranh không nên phát triển thành một sự xung đột, và Washington cùng Bắc Kinh cần kiểm soát sự cạnh tranh một cách có trách nhiệm, cũng như duy trì những đường dây liên lạc cởi mở”, theo thông cáo của Nhà Trắng về cuộc hội đàm.
Bà Nancy Pelosi tới Đài Loan, Trung Quốc phản ứng mạnh, triệu tập Đại sứ Mỹ
Đại sứ Trung Quốc cảnh báo quan hệ với Mỹ 'rất đáng lo ngại'
Triều Tiên năm nay liên tiếp thử tên lửa đạn đạo với tần suất cao kỷ lục, trong bối cảnh Mỹ và đồng minh nhiều lần tổ chức tập trận quy mô lớn trong khu vực. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố mục tiêu cuối cùng của nước này là sở hữu lực lượng hạt nhân chưa từng có và mạnh nhất thế giới. Tuyên bố được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-17 và cam kết đáp trả các mối đe dọa hạt nhân của Mỹ bằng chính vũ khí hạt nhân.
Vấn đề Triều Tiên một lần nữa phủ bóng nhiều sự kiện của các nhà lãnh đạo thế giới trong năm 2022, trong đó có hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tháng 11 ở Bali, Indonesia. Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc đã tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên. Tuy nhiên, sự việc có thể chưa dừng lại ở những vụ thử tên lửa đạn đạo. Washington nhận định rằng, Bình Nhưỡng đã hoàn tất quá trình chuẩn bị và có thể sẽ tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 7 của nước này vào bất kỳ lúc nào.
Triều Tiên hé lộ mục tiêu trở thành cường quốc hạt nhân hàng đầu
Triều Tiên tung video phóng tên lửa liên lục địa hoành tráng như phim bom tấn
Hàn Quốc nói Triều Tiên bắn 130 quả đạn pháo ra biển
- Ban Quốc tế VietNamNet
- Video: Như Quỳnh, Kiều Oanh
- Thiết kế: Phạm Luyện