Miền Bắc Việt Nam là nơi sản sinh ra nhiều món ăn Việt được yêu thích như phở, bánh cuốn, bún chả. Trong khi hai món ăn đầu là "cái tên" chủ lực cho bữa sáng thì món sau cùng thường được người dân ở đây ăn vào bữa trưa.

PHỞ

Phở là món ăn "quốc hồn quốc túy" của Việt Nam và cũng là món ăn nổi tiếng nhất của "dải đất hình chữ S" trên trường quốc tế. Món phở điển hình, đặc trưng được tạo nên từ ba thành phần chính: nước dùng đậm đà, một số loại thịt và sợi phở mềm mà dai. Thực khách hoàn toàn có thể gia giảm thêm một số loại gia vị và rau ăn kèm tùy theo khẩu vị của mình - thường thì món ăn này sẽ được phục vụ kèm với các nguyên liệu và gia vị bổ sung như nước mắm, ớt, chanh và một số loại rau sống ăn kèm. Thậm chí, một số nơi còn bày thêm cả đường.

Du khách quốc tế thường biết tới phở kiểu miền Nam nhiều hơn nhưng chắc chắn bạn phải thử món này ít nhất một lần nếu có dịp tới Hà Nội vì đây là nơi bán những bát phở "chính thống" nhất của Việt Nam. Những hàng dài người xếp hàng dưới đường giờ ăn sáng trước một tiệm phở gia truyền nhỏ trên phố cổ là hình ảnh không hiếm gặp ở thủ đô của Việt Nam.

ẨM THỰC MIỀN BẮC: NHẸ NHÀNG VÀ CÂN BẰNG

Một món ăn miền Bắc khác được người dân và du khách đặc biệt yêu thích là bún chả. Bún chả được phục vụ cho khách với các thành phần riêng biệt: nước dùng chua ngọt đậm đà được pha từ nước mắm, dấm đường, bún và cuối cùng là phần thịt lợn nướng than hoa. Không giống như các món ăn có nước khác ở Việt Nam, du khách không nên uống quá nhiều nước chấm bún chả. Ngoài ra, thực khách có thể ăn kèm cùng các loại rau sống tươi ngon nếu thích. Khi Tổng thống Barack Obama đến thăm Việt Nam trong chuyến thăm cấp nhà nước năm 2016, đầu bếp người Mỹ Anthony Bourdain đã chiêu đãi ông một bữa ăn thịnh soạn với món bún chả đầy hương vị ngay giữa lòng Hà Nội.

Một số món ăn khác có nguồn gốc ở Hà Nội phải kể tới là bún riêu, bánh cuốn, xôi, bún thang và bún đậu mắm tôm. Nếu có cơ hội thưởng thức hết những món ăn này, du khách có thể dễ dàng nhận thấy ẩm thực miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi Trung Quốc, đất nước có rất nhiều các món xào hay mì phở được ăn cùng nước dùng làm từ nước tương đậm đà.

Một điểm nữa là các món ăn không được gia giảm quá nhiều gia vị. Ớt thường không được sử dụng làm nguyên liệu khi chế biến mà thay vào đó, người ta miền Bắc chuộng cho thêm hạt tiêu đen. Điều này xuất phát do khí hậu lạnh hơn ở phía bắc không thích hợp để trồng một số nguyên liệu như ớt hay các loại gia vị khác.

Nhìn chung, hương vị của các món ăn miền Bắc khá hài hòa, vị này không lấn át vị kia. Hương vị nhẹ và cân bằng.

ẨM THỰC MIỀN NAM: NGỌT VÀ ĐẬM VỊ HƠN

Nếu từng thử các món ăn giống nhau từ Bắc vào Nam, du khách sẽ nhận thấy rõ sự khác biệt. Mọi thứ ở miền Nam đều ngọt hơn rất nhiều và càng xuống phía Nam điều này càng được thể hiện rõ. Vị ngọt xuất phát từ việc sử dụng đường và nước cốt dừa trong chế biến, mẹo nấu ăn được đúc kết từ các nước láng giềng như Campuchia và Thái Lan. Nhờ đó, các món ăn cũng mang đậm hương vị hơn.

Một cách hay để tìm hiểu về sự khác biệt trong ẩm thực miền Bắc và miền Nam Việt Nam là thử món phở ở cả hai miền. Phở ở miền Nam có thêm nhiều loại rau thơm và tương ăn kèm, khác nhiều so với món phở mà bạn được phục vụ ở miền Bắc. 

Các món ăn khác nên thử ở miền Nam là bánh mì ốp la và hủ tiếu nam vang. Bánh mì ốp la là một món ăn khá "Tây hóa" của vùng đất này. Vì Thành phố Hồ Chí Minh là nơi sinh sống của rất nhiều người nước ngoài. Bánh mì được sử dụng trong món ăn này là món bánh mì baguette nổi tiếng do người Pháp du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, phần nhân bên trong đã được tùy biến để phù hợp với khẩu vị của người dân địa phương. Món ăn này tương đối giống với những món ăn được sử dụng trong bữa sáng của phương Tây từ nguyên liệu đến cả cách chế biến.

Khí hậu ấm áp hơn của miền Nam cũng là nơi lý tưởng để trồng nhiều loại rau, trái cây và chăn nuôi. Hầu hết các món súp mì ở miền nam đều có nhiều rau thơm, chẳng hạn như hủ tíu nam vang, một món mì làm từ thịt lợn ảnh hưởng của Trung Quốc và Campuchia. Tương tự như vậy, các món súp mì khác cũng rất đậm vị nhờ việc tự do sử dụng nhiều loại nguyên liệu. Như đã đề cập trước đó, nước dùng trong Nam thường có vị ngọt nhờ sử dụng đường và nước cốt dừa.

Các món ăn khác mà bạn nhất định phải thử ở miền Nam là cơm tấm, bánh tam giác (bánh mì nước cốt dừa) và gỏi cuốn. Gỏi cuốn là món ăn mà thực khách để một loạt các nguyên liệu trên bánh tráng rồi cuốn lại, trước khi chấm vào nước mắm và cắn một miếng thưởng thức. Du khách sẽ tìm thấy rất nhiều nơi bán món ăn này ở miền Nam bởi Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất gạo và bánh tráng lớn nhất cả nước. Cơm tấm được làm bằng gạo tấm, một phụ phẩm của quá trình sản xuất lúa gạo mà người nông dân tận dụng, thay vì bỏ đi. Đây được coi là món ăn "chủ lực" trong bữa trưa của người dân nơi đây.

Vì nước mắm cũng được sản xuất rộng rãi ở các vùng ven biển phía Nam như Nha Trang, Mũi Né, Phú Quốc nên hầu như lúc nào thực khách cũng được phục vụ một bát nước mắm chấm ớt chua ngọt ăn kèm cùng các món ăn.