Một xứ sở thần tiên màu ngọc lục bảo của những cánh đồng lúa và những cánh đồng trà bên rìa đỉnh núi phủ đầy sương mù, vẻ đẹp tự nhiên của Giang Tây hiện ra như một bức tranh thủy mặc thời nhà Tống. Nhưng tất cả dường như còn tuyệt vời hơn khi bạn trực tiếp ghé thăm nơi đây với hành trình khám phá các vườn quốc gia, những con đường mòn trên núi lịch sử nối các ngôi chùa Phật giáo và Đạo giáo, thác nước và suối nước nóng ẩn mình, hệ động thực vật độc đáo... Trên hết, các tuyến đường sắt cao tốc mới đã giúp Giang Tây dễ tiếp cận hơn bất cứ lúc nào.
Vườn quốc gia Lộc Sơn: Khám phá lịch sử Trung Quốc
Từ lâu đã được coi là thành trì của văn hóa Trung Quốc, thị trấn miền núi Lộc Sơn là điểm khởi đầu cho những bất ngờ trước khi đặt chân vào vườn quốc gia Lộc Sơn, một trong những điểm đến mê hoặc nhất ở tỉnh Giang Tây. Núi Lộc Sơn với đỉnh cao nhất lên tới 1.474m, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1996 nhờ những ngôi chùa và tu viện hàng nghìn năm tuổi, các di tích Nho giáo và thư pháp được khắc trên vách đá từ nhiều thế kỷ trước. Hành trình đi bộ đường dài ở đây là hành trình trở lại lịch sử Trung Quốc, qua những tấm bia đá bạc màu với những dòng chữ tiết lộ hàng loạt vị khách lừng lẫy từng qua đây từ các triều đại trước.
Đối với những người ưa mạo hiểm, hãy rèn luyện đôi chân và chinh phục bất kỳ con đường mòn nào trong số khoảng 30 con đường mòn đi bộ đường dài tại đây, chẳng hạn như đường đi lên đỉnh Ngũ Lão tuyệt đẹp ở Sandiequan (nghĩa đen là 'suối ba tầng'), một thác nước ẩn mình trong một khe nước sâu chia làm ba phần kéo dài gần 100m xuống núi thành một hồ nước hẻo lánh. Trên hết, không khí ở Lộc Sơn mát mẻ hơn đáng kể so với thủ phủ Nam Xương của tỉnh, khiến nơi đây trở thành điểm 'trốn' mùa hè hoàn hảo khỏi thành phố lớn.
Núi Long Hổ: Một thế giới thần tiên của Đạo giáo siêu phàm
Núi Long Hổ của Giang Tây nổi tiếng là một trong bốn ngọn núi linh thiêng của Đạo giáo. Cụm đỉnh núi đã trở thành một trung tâm tâm linh ở Trung Quốc khoảng một nghìn năm trước dưới triều đại nhà Tống. Vào thời kỳ đỉnh cao, nơi đây có hơn 100 ngôi đền và tu viện.
Núi Long Hổ cũng đã được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO nhờ địa hình kiến tạo và núi lửa độc đáo. Một trong những điểm tham quan khác thường nhất ở đây là những 'quan tài treo' bí ẩn được treo trên vách đá gọi là xuanguan, một tập tục tang lễ cổ xưa hơn 2.500 năm tuổi.
Vườn quốc gia Tam Thanh Sơn: 'Phòng trưng bày' tác phẩm điêu khắc của thiên nhiên
Những ngọn tháp bằng đá granit cao vút, được tạo tác qua hàng triệu năm với những hình thù kỳ ảo giữa thung lũng là điểm nhấn thu hút nhất ở vườn quốc gia Tam Thanh Sơn. Phong cảnh ở Tam Thanh Sơn được đánh giá là ngoạn mục không kém dãy Hoàng Sơn ở tỉnh An Huy và đặc biệt là sẽ tránh được đám đông du khách mùa cao điểm.
'Đường mòn Bờ biển phía Tây', một trong những con đường đi bộ đường dài cao chót vót, dẫn đến đền Sanqing có từ thời nhà Minh. Trong khi đó, 'Đường mòn Bờ biển Ánh dương' cắt ngang qua những khu rừng thông, linh sam và tre rậm rạp nở hoa dại và có tầm nhìn ngoạn mục. Nếu có thể, du khách hãy cố gắng qua đêm trên đỉnh núi, đặc biệt là vào tháng 5 khi hoa đỗ quyên nở rộ.
Núi Võ Công: Đồng cỏ trên bầu trời
Ở phía tây của tỉnh, núi Võ Công là nơi có đỉnh Hạc Trắng 1.918m, cao nhất Giang Tây. Tại đây có một sự pha trộn hấp dẫn các cảnh quan trong khu vực như hàng ngàn ha đồng cỏ trên núi cao và thay đổi theo mùa - kính vạn hoa của hoa dại vào mùa xuân, xanh tươi vào mùa hè, vàng óng vào mùa thu và phủ đầy tuyết trắng vào mùa đông.
Du khách cũng sẽ tìm thấy những khu rừng rậm rạp và những con đường mòn leo lên thác nước, suối tự nhiên, lối đi bộ trên vách đá dựng đứng và những điểm quan sát nhìn ra những cột đá granit cao chót vót (có những cột cao hơn 250m) được gió và thời gian đúc thành những hình thù hiểm trở. Núi Võ Công cũng là nơi để chụp ảnh hiện tượng 'biển mây' chảy ngang qua phong cảnh giống như những cuộn khói, hay như một số người mô tả là thác nước trên trời. Hệ động vật quý hiếm trong khu vực này có kỳ nhông (một loài lưỡng cư giống thằn lằn) và báo gấm.
Độc đáo hơn nữa, ở núi Võ Công còn cung cấp dịch vụ cắm trại ngoài trời rộng lớn, biến đây trở thành nơi hoàn hảo để ngắm sao vào những đêm trời trong. Ngọn núi này cũng là nơi tổ chức Lễ hội cắm trại quốc tế thu hút hàng chục nghìn người đam mê hoạt động ngoài trời.
Núi Minh Nguyệt: Ngôi nhà của Nữ thần Mặt trăng
Có nghĩa là 'Trăng sáng' trong tiếng Trung Quốc, núi Minh Nguyệt của Giang Tây nổi tiếng với những suối nước nóng giàu khoáng chất cũng như phong cảnh đầy cảm hứng kết hợp giữa hàng chục đỉnh núi, thung lũng có rừng và hồ nước xanh coban. Biểu tượng văn hóa Mặt trăng là hết sức quan trọng ở đây, vì núi Minh Nguyệt từng được cho là nơi ở của Hằng Nga, nữ thần mặt trăng huyền thoại của Trung Quốc.
Suối nước nóng Wentang Fuxi của Minh Nguyệt, luôn được coi trọng trong hơn 900 năm vì có độ tinh khiết hiếm có. Nước hơi nóng chảy ra từ các khe nứt sâu khoảng 400m dưới lòng đất rất giàu selen, một chất chống oxy hóa mạnh, cùng với hàng chục khoáng chất có lợi cho sức khỏe khác. Duy trì nhiệt độ ổn định khoảng 70 °C quanh năm, nước được cho là đủ sạch để uống và hoàn hảo để làm dịu cơ bắp mệt mỏi sau chuyến đi bộ ly kỳ dọc theo lối đi bộ bằng ván gỗ dài 3.000 m trên vách đá của Minh Nguyệt.
Dãy núi Jinggang: 'Món ăn đích thực' của tầm nhìn
Giáp ranh giữa Giang Tây và Hồ Nam, khu danh lam thắng cảnh núi Jinggang rộng lớn, có diện tích hơn 700 km vuông, bao gồm các đỉnh núi trập trùng, những dòng sông uốn lượn, rặng núi rậm rạp và nhiều di sản đánh dấu những thời điểm quan trọng trong lịch sử gần đây của Trung Quốc. Du khách cũng sẽ tìm thấy những thác nước tuyệt đẹp, hang động đá vôi và suối nước nóng ướt át. Xa xa, khung cảnh nổi tiếng nhất của dãy núi Jinggang là đỉnh Wuzhi, có nghĩa là 'năm ngón tay' vì cụm núi có hình dạng giống như bàn tay con người. Đỉnh Wuzhi còn được in trên mặt sau của tờ tiền 100 nhân dân tệ cho đến năm 2018.
Jinggang cũng là một nơi tuyệt vời để nếm thử món ăn bốc lửa của Giang Tây, được xếp hạng là một trong những món ăn cay nhất của Trung Quốc bên cạnh đồ ăn của Hồ Nam và Tứ Xuyên. Ở đây, bạn sẽ thấy ớt được dùng làm rau (tức là để ăn chứ không chỉ đơn giản là cho vào món ăn để tăng hương vị), cùng với các món xào và món hầm có măng, dương xỉ và rau thơm của địa phương và cá nước ngọt từ Giang Tây nhiều sông.