ca chep 6.jpeg

Năm nào cũng vậy, cứ khoảng 21 tháng Chạp, làng nuôi cá chép lớn nhất Đồng Nai lại hối hả chuẩn bị thu hoạch mùa vụ Tết.

ca chep 4.jpeg

Theo truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Công, ông Táo về trời. Do đó, những ngày này, người dân tất bật thu hoạch để kịp chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân.

ca chep 2.jpeg

Làng cá chép ấp Sông Mây, xã Bắc Sơn (huyện Trảng Bom) từ hơn chục năm qua nổi tiếng với nghề nuôi “cá ông Táo” lớn nhất tại Đồng Nai. Vì thế, những ngày này, làng nuôi cá chép bắt đầu tập trung nhân lực, máy móc để hút nước, kéo lưới để bắt cá để phục vụ khách sỉ đến lấy.

ca chep 7.jpeg

Theo ông Trương Văn Đậu, trưởng ấp Sông Mây, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, làng có khoảng 30 hộ dân chuyên nuôi cá chép để phục vụ cho các chợ đầu mối các tỉnh, thành phục vụ ngày cúng ông Công, ông Táo. Lượng cá năm nay thu hoạch tại đây ước chừng gần 50 tấn. “Đây là khu vực trọng điểm cá chép cúng ông Táo ở Đồng Nai, chủ yếu phục vụ thị trường Đồng Nai, TP.HCM và Bình Dương”, ông Đậu nói.

ca chep 10.jpeg

Thông thường, để nuôi được một lứa cá chép khỏe đẹp, màu sắc óng ánh, đồng đều nhau,... người nông dân phải chuẩn bị cá giống khỏe mạnh và công sức từ 2 tháng trước để chuẩn bị cho vụ mùa được thuận lợi.

ca chep 9.jpeg

Vừa bắt cá giao cho thương lái, ông Sự cho biết, cá chép ở đây được thương lái trong và ngoài tỉnh đến thu mua. Với hơn 2 tấn cá chép, trừ chi phí đi thì gia đình cũng có một cái Tết đủ đầy. “Những ngày này, người buôn sỉ chỉ việc đánh xe ô tô đến, trên xe có đầy đủ thiết bị như hệ thống sục ôxy, bình ôxy, thùng đựng cá,... và vận chuyển cá đi”, ông Sự chia sẻ.

ca chep 8.jpeg

Theo tìm hiểu, năm nay, giá cá bán sỉ tại ao dao động từ 55.000 – 65.000 đồng/kg, sau khi trừ đi các chi phí, các hộ nuôi số lượng lớn có thể thu về vài trăm triệu đồng từ việc nuôi “cá ông Táo”. 

Đến lấy cá để chở đi Bình Dương, ông Lộc chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, tôi phải đặt trước cả tháng trời. Cá ở đây tôi chở về Bình Dương bán lẻ lại cho dân chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo”.

Người dân Thanh Hóa tất bật bán "cá ông Công, ông Táo"

Thị trấn Tân Phong được xem là thủ phủ cá chép đỏ lớn nhất ở Thanh Hóa. Vào dịp cận ngày ông Công, ông Táo, người dân nơi đây lại hối hả hút ao, kéo lưới bắt cá nhập cho các thương lái đi các tỉnh, thành.

Anh Nguyễn Anh Điệp (phố Bái Trúc) cho biết, người dân nuôi cá tập trung ở các phố như Bái Trúc, Cổ Hậu, Tân Cổ.

Người dân ở đây quanh năm sống bằng nghề bán cá giống. Cá chép đỏ chỉ mang tính thời vụ. Đó là loại cá được nuôi vào 3 tháng cuối năm để bán cho ngày “ông Công, ông Táo”. Chính vì vậy mà những ngày này ở làng nuôi cá rất nhộn nhịp, nhà nhà hút ao bắt cá, thương lái đến nhập hàng chở đi khắp nơi…

W-a3hhhhhhhhhhhhhh.jpg
Cá chép đỏ được người dân ở thị trấn Tân Phong bắt chờ thương lái đến chở đi

W-a2hhhhhhhhhhh.jpg
Cá chép đỏ Tân Phong được nuôi tập trung ở các phố như Bái Trúc, Cổ Hậu, Tân Cổ.
W-a6hhhhhhhhhhhhhhhh.jpg
Sở dĩ cá chép Tân Phong được ưa chuộng bởi cá có màu đỏ tươi

Anh Điệp cho biết, năm nay, nhà anh nuôi khoảng 3 tấn cá ở 11 lồng nuôi để phục vụ ngày ông Công, ông Táo. Ao cá đã nuôi được hơn 3 tháng. Chi phí bỏ ra để mua số lượng cá giống trên và tiền thức ăn khoảng 120 triệu đồng. Với giá bán hiện tại là 80-100 nghìn đồng/kg (tùy loại), anh Điệp ước tính, năm nay, gia đình anh trừ hết chi phí cũng lãi được khoảng 50 triệu đồng.

Cũng theo anh Điệp, việc xuất cá bắt đầu rải rác từ ngày 15 tháng Chạp và việc xuất bán vào ngày nào là do thương lái đặt hàng. Tuy nhiên, việc này chỉ rầm rộ vào ngày 20 đến ngày 22. Vì thời điểm này, người dân phải kéo hết lên để cho cá nghỉ ngơi, ổn định sức khỏe. Nếu vừa kéo lên mà đưa đi luôn cá sẽ sốc và chết.

Theo người dân nuôi cá nơi đây, nuôi cá chép chi phí ban đầu bỏ ra cao, rủi ro lớn hơn so với nuôi cá giống thông thường. Song đây là nghề thời vụ, lại là nghề từ thời ông cha để lại nên họ vẫn duy trì để phục vụ ngày “ông Công, ông Táo”.

Sở dĩ cá chép Tân Phong được ưa chuộng bởi cá có màu đỏ tươi, khác với cá nơi khác là đỏ thẫm và nhạt màu. Người mua có quan niệm, những con cá đỏ tươi thể hiện sức sống mãnh liệt, khỏe mạnh để có thể đưa ông Công, ông Táo lên trời thuận buồm xuôi gió. Vì vậy, cá chép đỏ nơi đây được người dân thu hoạch và nhập đi các tỉnh, thành như: Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Nghệ An…