Hãng tin Reuters, trích một thông cáo của công an tỉnh Sơn Đông, trọng tâm của vụ bê bối, cho biết hai nghi phạm là một người mẹ từng làm bác sĩ và con gái sống tại tỉnh Sơn Đông. Họ đã mua trái phép vắc-xin từ thương nhân và bán lại cho hàng trăm đại lý bất hợp pháp trên khắp đất nước. Hai nghi phạm trên bị bắt giữ từ tháng 4.2015 nhưng đến bây giờ vụ việc mới được công bố.
Ngày 21.3, cơ quản quản lý thuốc và thực phẩm tỉnh Sơn Đông thông báo sẽ làm việc với công an và Bộ Y tế để kiểm tra số lượng vắc-xin được thẩm định có giá trị khoảng 570 triệu nhân dân tệ.
Vẫn theo cảnh sát địa phương, các loại thuốc vắc-xin, trong đó có vắc-xin chống viêm màng não, bệnh dại và các bệnh khác, được các công ty dược phẩm có giấy phép sản xuất. Nhưng số lượng dược phẩm này không được lưu giữ và vận chuyển trong điều kiện dây chuyền lạnh cần thiết. Vì thế, chúng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc thậm chí dẫn tới tử vong cho người sử dụng.
Trong một tuyên bố đăng trên mạng vào ngày 20.3, cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Trung Quốc cũng kêu gọi các vùng khác, nơi có thể đã mua các loại vắc-xin bất hợp pháp cần phải điều tra nguồn gốc của các loại vắc-xin sử dụng tại địa phương.
Vụ việc cũng phản ánh sự thất vọng của các bác sĩ và bệnh nhân tại Trung Quốc, thị trường thuốc lớn thứ hai trên thế giới. Tại đây, việc mua một số loại vắc-xin bị hạn chế, một phần do chính quyền bảo hộ các công ty trong nước, khiến lượng cầu cao góp phần giúp chợ đen phát triển.
Theo Lao Động
Ngày 21.3, cơ quản quản lý thuốc và thực phẩm tỉnh Sơn Đông thông báo sẽ làm việc với công an và Bộ Y tế để kiểm tra số lượng vắc-xin được thẩm định có giá trị khoảng 570 triệu nhân dân tệ.
Vẫn theo cảnh sát địa phương, các loại thuốc vắc-xin, trong đó có vắc-xin chống viêm màng não, bệnh dại và các bệnh khác, được các công ty dược phẩm có giấy phép sản xuất. Nhưng số lượng dược phẩm này không được lưu giữ và vận chuyển trong điều kiện dây chuyền lạnh cần thiết. Vì thế, chúng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc thậm chí dẫn tới tử vong cho người sử dụng.
Trong một tuyên bố đăng trên mạng vào ngày 20.3, cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Trung Quốc cũng kêu gọi các vùng khác, nơi có thể đã mua các loại vắc-xin bất hợp pháp cần phải điều tra nguồn gốc của các loại vắc-xin sử dụng tại địa phương.
Vụ việc cũng phản ánh sự thất vọng của các bác sĩ và bệnh nhân tại Trung Quốc, thị trường thuốc lớn thứ hai trên thế giới. Tại đây, việc mua một số loại vắc-xin bị hạn chế, một phần do chính quyền bảo hộ các công ty trong nước, khiến lượng cầu cao góp phần giúp chợ đen phát triển.
Theo Lao Động