Chim công ngũ sắc là 1 dạng đột biến của chim công, với nhiều màu khác nhau: trắng, xanh, lục, lam hạt dẻ. Các màu sắc phân bổ ngẫu nhiên trên hoặc theo quy tắc đối xứng (thường rất hiếm) trải đều từ đầu đến đuôi chim.
Trong tự nhiên, bình quân cứ 100 cá thể chim công được sinh ra có từ 1-3 cá thể chim công đột biến ở dạng trên. Trong môi trường nuôi nhân tạo bằng việc lai ghép, tạo đột biến từ cá thể chim bố mẹ người nuôi hoàn toàn có thể chủ động sản xuất được con giống chim công ngũ sắc, tuy nhiên tỉ lệ và khả năng thành công rất thấp.
Anh Trần Nhữ Giáp, chủ 1 trang trại nuôi công ở Hà Nội cho biết, anh nuôi khoảng 200 cặp chim công quý hiếm, hiện đã có rất nhiều đơn đặt hàng cho dịp Tết Mậu Tuất. Giá mỗi con công loại thường khoảng 10 triệu đồng, riêng công đột biến có thể lên đến 15 triệu.
Chim công còn gọi là khổng tước, được xem là loài chim quý có ý nghĩa tốt đẹp về mặt phong thủy. Thời xưa, vua chúa thường nuôi chim công để thưởng ngoạn và cầu may mắn, tài lộc
Mấy năm gần đây, loài chim này được nhiều người tìm mua làm cảnh
Chim trống chiều dài cơ thể có thể đạt tới 2,1m, trong đó bộ đuôi có thể dài 1,5m. Trọng lượng có thể đạt từ 8-12kg. Phần đuôi chim công có những họa tiết đồng tiền cổ
Chim công là loại ăn tạp, thức ăn chủ yếu là thóc, ngô, rau xanh kết hợp với cám tổng hợp dùng cho gia cầm
Thời kỳ đầu của chu kỳ sinh sản, chim công đực thường có biểu hiện múa xòe đuôi, khoe bộ lông rực rỡ
Chim công đột biến có chân cao, thân dài, ức nở và mào dài là công quý, rất có giá trị
Tuy nhiên, do đặc thù khí hậu Việt Nam nên tỷ lệ nhân giống cực thấp
Giá chim công đắt do việc nhân giống rất khó, hiệu suất ấp trứng thành công thấp. Ngoài ra, việc nuôi công con gặp nhiều rủi ro
Chim công đột biến màu ngũ sắc có giá 15-20 triệu đồng/con
Do công thích nghi với môi trường tự nhiên, vườn rộng nên phù hợp với những gia đình có điều kiện kinh tế, các khu vila, nhà vườn, khu du lịch sinh thái
Trần Thường