Cam thảo dây là loại dây leo, thân quấn, phân nhiều nhánh nhỏ. Lá kép lông chim. Hoa màu hồng, mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.
Bộ phận sử dụng thường là dây, mang lá, rễ. Dây, rễ, lá cam thảo dây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, ...có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hạt có vị đắng, chất độc có tác dụng sát trùng, tiêu viêm.
Hạt cam thảo dây chứa chất albumin độc (toxalbumin) khi vào cơ thể sẽ tạo ra một kháng thể sẽ gây giãn hồng cầu dễ dàng, gây hại giác mạc một cách vĩnh viễn. Vì thế, hạt cam thảo dây chỉ được dùng ngoài da để sát trùng, tiêu viêm, mụn nhọt bằng cách nghiền nát hạt để đắp ngoài da, tuyệt đối không được uống. Khi bị ngộ độc hạt cam thảo dây, bạn nên dùng từ 50-60g cam thảo sắc uống hoặc hòa thêm bột đậu xanh nghiền sống, uống nhiều càng tốt.
Đông y thường dùng dây và lá cam thảo dây để điều hòa các vị thuốc khác, dùng trị ho, giải cảm, trị.... Thường sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, người ta còn dùng lá cam thảo dây nhai với muối và nuốt nước để trị đánh trống ngực.
Theo Hanoitv
Bộ phận sử dụng thường là dây, mang lá, rễ. Dây, rễ, lá cam thảo dây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, ...có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hạt có vị đắng, chất độc có tác dụng sát trùng, tiêu viêm.
Hạt cam thảo dây chứa chất albumin độc (toxalbumin) khi vào cơ thể sẽ tạo ra một kháng thể sẽ gây giãn hồng cầu dễ dàng, gây hại giác mạc một cách vĩnh viễn. Vì thế, hạt cam thảo dây chỉ được dùng ngoài da để sát trùng, tiêu viêm, mụn nhọt bằng cách nghiền nát hạt để đắp ngoài da, tuyệt đối không được uống. Khi bị ngộ độc hạt cam thảo dây, bạn nên dùng từ 50-60g cam thảo sắc uống hoặc hòa thêm bột đậu xanh nghiền sống, uống nhiều càng tốt.
Đông y thường dùng dây và lá cam thảo dây để điều hòa các vị thuốc khác, dùng trị ho, giải cảm, trị.... Thường sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, người ta còn dùng lá cam thảo dây nhai với muối và nuốt nước để trị đánh trống ngực.
Theo Hanoitv