6 giờ sáng, hai cô gái Mai San và Nguyễn Minh Phúc đã chuẩn bị rời trung tâm thành phố để di chuyển về huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Mai và Phúc đều là những cô gái đam mê du lịch, thích trải nghiệm những hoạt động ngoài trời có chút mạo hiểm, cảm giác mạnh. Vậy nên, ngay khi thành phố Hà Nội cho phép hoạt động thể dục thể thao ngoài trời, hai cô bạn rủ nhau đăng kí trải nghiệm bay dù lượn.

Bản thân Mai San từng leo những đỉnh núi cao nhất Việt Nam, chinh phục Annapurna - cung trekking đẹp nhất dãy Himalaya và thử trải nghiệm không ít các trò chơi mạo hiểm. Tuy nhiên, trước chuyến bay dù lượn này, cô vẫn cảm thấy hồi hộp, lo lắng.

"Mình đã từng nhìn mọi người bay dù lượn ở các vùng núi phía Bắc như Hà Giang. Mình thấy rất thú vị nhưng vẫn có chút lo lắng, sợ độ cao khi lơ lửng giữa bầu trời. Sau thời gian dài ở nhà giãn cách, mình muốn thử sức môn thể thao này để giải tỏa sự căng thẳng, bí bách", Mai chia sẻ.

{keywords}
Du khách chi tiền triệu 'lượn' bầu trời, ngắm Hà Nội từ độ cao 700m

Địa điểm Mai và Phúc đến trải nghiệm bay dù lượn là Đồi Bù (xóm Núi Bé, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Đây đang là "tọa độ check-in" được những người trẻ mê hoạt động thể thao mạo hiểm đặc biệt ưa thích.

Khu vực này trước đây được biết đến như vùng cỏ lau mộng mơ ngay ngoại ô Hà Nội, thu hút nhiều du khách tới tham quan, cắm trại.

Vài năm gần đây, Đồi Bù trở thành điểm chơi dù lượn của những người chơi chuyên nghiệp và một số du khách muốn thử sức với trải nghiệm mạo hiểm giữa bầu trời.

{keywords}

Địa điểm này cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km. Sau khoảng một giờ di chuyển bằng ô tô riêng, hai cô gái có mặt tại điểm tập kết bãi hạ (nơi các phi công bay dù hạ xuống) lúc 8 giờ sáng.

Điểm tập kết cách đỉnh Đồi Bù - điểm cất cánh dù khoảng 6km đường đồi núi khá dốc, nhỏ hẹp, khó đi. Du khách phải sử dụng các loại xe chuyên đi đường đồi núi và có tay lái chắc chắn, kinh nghiệm dày dặn thì mới có thể tự chinh phục quãng đường này.

Mai và Phúc cũng như nhiều du khách khác thì lựa chọn lên đỉnh núi bằng xe trung chuyển - loại xe dịch vụ của điểm tập kết. Mỗi xe có thể chở 6 khách/chuyến và chi phí là 100.000 đồng/chuyến/2 chiều. Thời gian di chuyển đến điểm bay dù khoảng 20 - 25 phút.

Điểm cất cánh nằm trên cao độ 655m, sở hữu địa hình thoai thoải với điều kiện gió thuận lợi cho việc bay dù lượn. Theo chia sẻ của anh Đặng Văn Mỹ - huấn luyện viên bay dù lượn, phi công có số giờ bay dù lượn nhiều nhất Việt Nam (hơn 800 giờ bay): tháng 10 - 12 là thời điểm lý tưởng nhất để bay dù lượn ở khu vực đồi bù.

Khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11, những sườn đồi được phủ kín bởi lau trắng, tạo nên cảnh tượng lãng mạn. Du khách có thể vừa bay dù lượn lơ lửng giữa bầu trời vừa thỏa sức ngắm nhìn đồi lau bạt ngàn, chiêm ngưỡng rừng núi mênh mông.

{keywords}

Điểm cất cánh nằm trên cao độ 655m, sở hữu địa hình thoai thoải với điều kiện gió thuận lợi cho việc bay dù lượn

{keywords}
{keywords}Chi phí cho một lần bay là 1,2 triệu đồng /1 người, được trải nghiệm bay từ 15-30 phút (chưa bao gồm phí di chuyển, ăn...)
{keywords}

Du khách được cung cấp đầy đủ phương tiện, đồ bảo hộ khi bay, nước uống, chụp ảnh - quay phim bằng GoPro và bảo hiểm

{keywords}Người chơi có thể đăng ký tham gia với các câu lạc bộ được cấp phép đào tạo và tổ chức bay dù lượn như Mebayluon Paragliding, Vietwings Hanoi, Hanoi Paragliding...
{keywords}Sau khoảng 30 phút chuẩn bị, Phúc và Mai lần lượt được cất cánh cùng phi công Đặng Văn Mỹ. Trước khi cất cánh, anh Mỹ sẽ hướng dẫn du khách cách mặc đồ bảo hộ, sử dụng thiết bị ghi hình, cách cất - hạ cánh...

"Thật tuyệt vời! Mình như lơ lửng giữa không trung và thỏa sức chiêm ngưỡng cảnh đồi núi, làng xóm phía dưới. Không thể tin nổi là ngay tại Hà Nội lại có một trải nghiệm thú vị như thế này.

Phi công sẽ hỏi mình cảm giác thế nào, có ổn không, có muốn thử một vài động tác lượn trên bầu trời không... Và khi mình sẵn sàng, phi công sẽ thực hiện. Trước khi bay mình có chút lo sợ nhưng khi lên bầu trời, cảm giác thật tuyệt vời, sảng khoái", Phúc chia sẻ.

Còn với Mai, tuy gặp một chút trục trặc khi cất cánh và hạ cánh nhưng cô nàng vẫn rất phấn khích: "Khi lên bầu trời, nhìn thấy xung quanh có hàng chục chiếc dù khác đang bay lượn bên cạnh, cảm giác thật tuyệt vời. Khi hạ cánh, mình vẫn còn muốn đi tiếp lần nữa. Chắc chắn mình sẽ quay lại khi mùa lau nở. Chuyến đi này thực sự mang tới cho mình nhiều năng lượng".

{keywords}

Anh Đặng Văn Mỹ cho biết, thời điểm tháng 10 - 12 những năm trước, lượng khách đăng kí trải nghiệm bay dù lượn rất đông. Họ thường đặt lịch trước 1 tới 2 tháng.

Năm nay, để đảm bảo không tập trung quá 10 người, anh chỉ nhận 5 - 6 khách/ngày và chia thành các khung thời gian khác nhau, từ 10 giờ sáng tới 4 - 5 giờ chiều. Tới nay, lịch đăng kí cho tháng 10 đã gần như kín hết.

"Bay dù lượn là môn thể thao phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Đôi khi, du khách đã tới điểm cất cánh nhưng do điều kiện gió không phù hợp, chuyến bay lại phải dừng lại", anh Mỹ cho hay.

Anh cũng cho biết, trước khi các phi công thực hiện bay đều báo với ban quản lý theo đúng quy định. Để đưa du khách bay trải nghiệm cùng, huấn luyện viên - phi công phải có đủ giờ bay, có các bằng, chứng chỉ quốc tế về môn dù lượn.

"Cộng đồng chơi dù lượn hiện nay đang phát triển. Ngoài là một môn thể thao, một thú chơi, bản thân tôi còn hy vọng hoạt động này có thể kết hợp với du lịch để phát triển du lịch ở các địa phương", anh Mỹ chia sẻ.

{keywords}

HLV Đặng Văn Mỹ kiểm tra thiết bị rất cẩn thận trước giờ huấn luyện học viên và đưa du khách bay trải nghiệm

{keywords}

Anh Mỹ hướng dẫn một học viên người Singapore đang theo học bay dù lượn chuyên nghiệp

{keywords}

Thao tác thử dù trước khi bay

{keywords}

Tại điểm cất cánh Đồi Bù, phần đông người tới bay du dù lượn là thành viên của các câu lạc bộ bay dù lượn như Mebayluon Paragliding, Vietwings Hanoi, Hanoi Paragliding...

"Mình đã có gần 3 năm chơi môn dù lượn. Trước đây mình từng bay tại Mù Cang Chải, Tri Tôn, Hoành Bồ... và Đồi Bù là địa điểm thường xuyên nhất do việc di chuyển rất dễ dàng. Mỗi điểm có một vẻ đẹp khác nhau, mang lại sự phấn khích cho mình. Sau thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội, mình cảm giác như được "trở về nhà", trở về bầu trời", chị Bùi Phương Thảo (Hà Nội) chia sẻ.

{keywords}

Chị Thảo đã có 3 năm tham gia môn bay dù lượn

Chị Nguyễn Thị Thanh Loan - một học viên bay dù lượn đang theo học anh Đặng Văn Mỹ chia sẻ: "Ban đầu, mình cũng là du khách tham gia trải nghiệm bay dù lượn nhưng sau đó, mình bị môn thể thao này thu hút. Mình quyết định học dù lượn chuyên nghiệp khoảng 1 năm nay. Địa điểm Đồi Bù có gió ổn định, phù hợp với những người mới như mình. Từ trên cao, mình cũng được chiêm ngưỡng một góc rất khác về Hà Nội".

{keywords}

Chị Thanh Loan được HLV Đặng Văn Mỹ chuẩn bị đồ trước giờ tập luyện

{keywords}

Hình ảnh ghi lại hoạt động bay dù lượn tại Đồi Bù:

{keywords}
{keywords}

Một huấn luận viên dù lượn đang tập luyện trên bầu trời

{keywords}
{keywords}

Du khách có thể sử dụng GoPro để ghi lại trải nghiệm

{keywords}

Một số du khách nhí cũng hào hứng tham gia trải nghiệm

Linh Trang