Con số này đã được nhiều ĐBQH quan tâm và Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã giải trình rõ trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo phân tích của Bộ Nội vụ, số người nghỉ, thôi việc chủ yếu là viên chức (chiếm 89,8%), công chức (chỉ chiếm 10,2%).
Tình trạng này tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn, có tốc độ phát triển kinh tế, các đô thị có hệ thống dịch vụ công khu vực ngoài nhà nước phát triển nên nhiều cơ hội về việc làm.
Phần lớn người thôi việc ở nhóm tuổi từ 40 tuổi trở xuống, có trình độ đào tạo từ đại học, cao đẳng trở lên.
Trong các nguyên nhân được chỉ ra có tình trạng tiền lương, thu nhập của công chức, viên chức còn thấp so với thu nhập của người lao động cùng trình độ làm việc trong doanh nghiệp khu vực Nhà nước, tư nhân, FDI.
Thêm vào đó là “môi trường làm việc áp lực”, nhất là trong thời điểm dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của công chức, viên chức, đặc biệt là với đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế và giáo viên…
Tuy nhiên, đây cũng là xu hướng tích cực “vào – ra” theo cơ chế thị trường; vừa là cơ hội, vừa là thách thức để hoàn thiện các chính sách, cơ chế quản lý, điều hành, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ công chức, viên chức, cải thiện môi trường làm việc và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức.
Bộ trưởng Nội vụ khẳng định, khu vực công vẫn có tính hấp dẫn, cạnh tranh cao và khả năng thu hút nguồn nhân lực, bảo đảm kịp thời thay thế số công chức, viên chức nghỉ việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị.
Bởi theo báo cáo của 23 bộ, ngành và 63 địa phương, trong 2,5 năm qua, cả nước đã tuyển dụng được 143.961 công chức, viên chức. Trong đó, viên chức giáo dục là 74.495 người và viên chức y tế là 38.147 người.
Bộ trưởng Nội vụ khẳng định, khu vực công vẫn có tính hấp dẫn, cạnh tranh cao và khả năng thu hút nguồn nhân lực, bảo đảm kịp thời thay thế số công chức, viên chức nghỉ việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị.
Bởi theo báo cáo của 23 bộ, ngành và 63 địa phương, trong 2,5 năm qua, cả nước đã tuyển dụng được 143.961 công chức, viên chức. Trong đó, viên chức giáo dục là 74.495 người và viên chức y tế là 38.147 người.
Đại diện cho 2 ngành có số lượng người thôi việc nhiều nhất, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan và Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng đề nghị tăng lương, nâng phụ cấp nghề với hai lĩnh vực này. Đề xuất này cũng được nhiều ĐBQH kiến nghị, tán thành và được các cơ quan chức năng ghi nhận điều chỉnh hợp lý.
Vừa qua, Quốc hội đã đồng ý tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu đồng (tăng 20,8%) từ 1/7/2023; tăng phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở từ 1/1/2023.