Theo BBC, vụ động đất mới nhất xảy ra vào lúc 13h45 ngày 14/11 (theo giờ địa phương) với tâm chấn nằm ở độ sâu khoảng 10 km ở khu vực đông bắc Christchurch, thành phố lớn nhất Đảo Nam của New Zealand.
Trước đó, một trận động đất khác với cường độ 7,8 độ Richter cũng đã xảy ra ở khu vực trên vào lúc 23h đêm 13/11, dẫn tới cảnh báo sóng thần. Con số thương vong tính tới thời điểm này được xác nhận là 2 người thiệt mạng và 5 người bị thương.
Người dân sống quanh khu vực sông Clarence, một trong những con sông lớn nhất tại Đảo Nam, đã được yêu cầu sơ tán khẩn cấp lên khu vực cao hơn để đảm bảo an toàn. Dư chấn của động đất đã khiến con sông này bị vỡ bờ và xả lượng nước lớn vào khu vực dân cư.
Ngoài ra, vẫn còn khoảng vài trăm đợt dư chấn sau trận động đất đầu tiên dẫn tới tình trạng mất điện và mất nước kéo dài. Ngoài ra, nhiều tuyến đường phải đóng cửa do sạt lở đất hoặc bị nứt gãy, toàn bộ các trường học ở New Zealand vẫn đóng cửa trong ngày hôm nay, người dân ở các trung tâm thành phố lớn vẫn được khuyến cáo tránh xa các tòa nhà cao tầng.
Người dân tại nhiều khu vực khác, trong đó có tại thủ đô Wellington, vẫn cảm nhận được những đợt rung lắc do dư chấn. Dù cảnh báo sóng thần đã được bãi bỏ ở hầu hết các khu vực, song Bộ Quản lý Khẩn cấp và Bảo vệ Dân sự New Zealand vẫn duy trì cảnh báo ở dọc khu vực ven biển từ xuống tới bán đảo Banks trên Đảo Nam. Thông báo của Cơ quan Giao thông New Zealand cho biết đang "nỗ lực làm việc" để mở lại những con đường bị ảnh hưởng bởi trận động đất.
Trong khi đó, Văn phòng Thủ tướng New Zealand thông báo Thủ tướng John Key đã hoãn chuyến thăm Argentina dự kiến vào ngày 15/11 để thị sát các vùng bị ảnh hưởng nặng và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả động đất. Là quốc gia nằm trên Vành đai lửa, New Zealand thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất, phun trào núi lửa và sóng thần.
Theo Reuters/Dantri
Trước đó, một trận động đất khác với cường độ 7,8 độ Richter cũng đã xảy ra ở khu vực trên vào lúc 23h đêm 13/11, dẫn tới cảnh báo sóng thần. Con số thương vong tính tới thời điểm này được xác nhận là 2 người thiệt mạng và 5 người bị thương.
Người dân sống quanh khu vực sông Clarence, một trong những con sông lớn nhất tại Đảo Nam, đã được yêu cầu sơ tán khẩn cấp lên khu vực cao hơn để đảm bảo an toàn. Dư chấn của động đất đã khiến con sông này bị vỡ bờ và xả lượng nước lớn vào khu vực dân cư.
Ngoài ra, vẫn còn khoảng vài trăm đợt dư chấn sau trận động đất đầu tiên dẫn tới tình trạng mất điện và mất nước kéo dài. Ngoài ra, nhiều tuyến đường phải đóng cửa do sạt lở đất hoặc bị nứt gãy, toàn bộ các trường học ở New Zealand vẫn đóng cửa trong ngày hôm nay, người dân ở các trung tâm thành phố lớn vẫn được khuyến cáo tránh xa các tòa nhà cao tầng.
Người dân tại nhiều khu vực khác, trong đó có tại thủ đô Wellington, vẫn cảm nhận được những đợt rung lắc do dư chấn. Dù cảnh báo sóng thần đã được bãi bỏ ở hầu hết các khu vực, song Bộ Quản lý Khẩn cấp và Bảo vệ Dân sự New Zealand vẫn duy trì cảnh báo ở dọc khu vực ven biển từ xuống tới bán đảo Banks trên Đảo Nam. Thông báo của Cơ quan Giao thông New Zealand cho biết đang "nỗ lực làm việc" để mở lại những con đường bị ảnh hưởng bởi trận động đất.
Trong khi đó, Văn phòng Thủ tướng New Zealand thông báo Thủ tướng John Key đã hoãn chuyến thăm Argentina dự kiến vào ngày 15/11 để thị sát các vùng bị ảnh hưởng nặng và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả động đất. Là quốc gia nằm trên Vành đai lửa, New Zealand thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất, phun trào núi lửa và sóng thần.
Theo Reuters/Dantri