Ông Vũ Anh Minh, Phó Giám đốc Ban QLDA Khu vực chuyên ngành Giao thông Quảng Bình (Sở GTVT Quảng Bình), người trực tiếp phụ trách dự án này cho biết, hiện tại các điểm bị kẻ xấu dùng hóa chất phá hoại kết cấu mặt đường, Sở đã chỉ đạo đơn vị thi công cắt bỏ để thảm lại mặt đường, lấy mẫu thí nghiệm và lưu mẫu để phục vụ công tác điều tra. Đối với những vị trí xuất hiện hóa chất vào ngày 24/6, đơn vị thi công đã dùng nước tẩy mặt đường để giảm thiểu hư hỏng, khoanh vùng để theo dõi mức độ hư hỏng. Tuy nhiên, một số vị trí vẫn bị hóa chất thấm vào mặt đường nên nguy cơ ảnh hưởng đến kết cấu mặt đường.
Ông Minh cũng phân tích thêm, nhìn bằng mắt thường tại các điểm đang in vệt hóa chất, mùi xăng vẫn còn bốc lên nồng nặc, những điểm này chỉ cần lấy thanh sắt nhỏ hoặc vật cứng chọc nhẹ là bê tông nhựa sẽ bong tróc, vỡ vụn. Còn đối với những điểm khác, không có vệt hóa chất đổ lên thì mặt đường rất cứng và không thể bới lên.
“Những điểm bị bong tróc, hư hỏng, chúng tôi nghi do kẻ xấu sử dụng hóa chất dùng trong phòng thí nghiệm để chiết xuất kiểm tra hàm lượng nhựa trong bê tông nhựa, có thể là Axit sunfuric (40%) hòa với xăng hoặc Tricloethylen, một loại hóa chất chuyên dùng để thí nghiệm tách chiết bê tông nhựa. Còn nếu dầu máy động cơ đổ xuống mặt đường thì cũng phải mất một thời gian rất lâu mới có thể xảy ra sự cố rạn nứt, hư hỏng”, ông Minh nêu nghi vấn.
Trả lời nghi vấn để xảy ra sự cố mặt đường bị bong tróc như vừa qua là do chất lượng công trình kém, thi công không đảm bảo yêu cầu, ông Vũ Anh Minh khẳng định: “Về các tiêu chuẩn kỹ thuật của kết cấu nền mặt đường các gói thầu số 10 và 14 thuộc Dự án mở rộng QL 1A đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình đều đạt và vượt yêu cầu thiết kế công trình. Việc này đã có kiểm định và gửi văn bản báo cáo lên Bộ GTVT và các đơn vị liên quan”.
Hé lộ nguyên nhân kẻ xấu phá hoại mặt đường bằng hóa chất
Trao đổi về động cơ phá hoại trên, ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng Giám đốc, Tập đoàn Sơn Hải cho hay, trước đó, nhiều đoạn QL 1A vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện vệt hằn lún bánh xe, hư hỏng, xuống cấp. Để xảy ra tình trạng trên, các đơn vị thi công đã đổ lỗi do các yếu tố khách quan như thời tiết nắng nóng, xe quá tải, vật liệu thi công,… nên đã đề nghị Bộ GTVT điều chỉnh kinh phí và thời gian bảo hành.
Một nguồn tin riêng của PV Dân trí cũng cho hay, trong cuộc họp giao ban thường kỳ mới đây, nhiều đơn vị thi công công trình mở rộng, nâng cấp QL 1A đã kiến nghị lên Bộ GTVT cho rải thảm bằng nhựa Polymer tại một số địa điểm dễ xuất hiện vệt hằn lún, hư hỏng như: đường đèo, nút vòng xuyến, trạm thu phí,… Tuy nhiên do chi phí cao hơn khoảng 1,7 lần so với thảm bê tông nhựa thông thường nên đề xuất này không được Bộ GTVT chấp thuận.
Việc này lãnh đạo Bộ GTVT cũng đã giải thích, rằng ở Quảng Bình hiện đang có 6 gói thầu thi công bằng phương pháp rải thảm bê tông nhựa thông thường và chưa xuất hiện tình trạng hằn lún vệt bánh xe, đặc biệt trong đó có các gói thầu của Tập đoàn Sơn Hải, đơn vị đầu tiên tự nguyện cam kết bảo hành trong vòng 5 năm không có sụt lún, không hằn lún vệt bánh xe, và thực tế là sau khoảng 2 tháng thời tiết nắng nóng đỉnh điểm vừa qua, bề mặt đường vẫn rất tốt, không xuất hiện hằn vệt bánh xe.
Trước sự cố trên, ông Nguyễn Quang Minh cho rằng, động cơ phá hoại ở đây không phải của một cá nhân mà do một nhóm kẻ xấu cố tình phá hoại đường của Tập đoàn Sơn Hải. Nhóm người xấu này muốn chứng minh với lãnh đạo Bộ GTVT là không có nhà thầu nào thi công QL 1A mà không bị hư hỏng trước thời gian bảo hành.
Trước đó, tháng 7/2014, Tập đoàn Sơn Hải đã ký cam với Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng bảo hành gói thầu 10 và 14 trên tuyến QL 1A đoạn qua Quảng Bình trong vòng 5 năm không hằn lún vệt bánh xe.
Ngay sau đó, Bộ trưởng GTVT đã yêu cầu các nhà thầu khác học tập, nâng mức bảo hành lên 4 năm thay vì 1 năm theo quy định hiện hành. Việc này đã khiến một số nhà thầu không đồng tình.
Cũng trong chiều ngày 27/6, trong quá trình kiểm tra hiện trường cùng các ban ngành liên quan, PV Dân trí đã nhận được thông tin rất quan trọng liên quan đến nhóm đối tượng phá hoại mặt đường. Đó là vào trưa ngày 24/6, nhân viên kế toán của một công ty đóng gần khu vực xảy ra sự cố phát hiện hai thanh niên đi xe máy, đầu đội mũ bảo hiểm, mặt bịt khẩu trang, tay xách một can nhựa màu vàng, mắt cứ nhìn qua nhìn về rồi sau đó nhanh tay rải “chất lạ” lên mặt đường.
Theo Dantri
Ông Minh cũng phân tích thêm, nhìn bằng mắt thường tại các điểm đang in vệt hóa chất, mùi xăng vẫn còn bốc lên nồng nặc, những điểm này chỉ cần lấy thanh sắt nhỏ hoặc vật cứng chọc nhẹ là bê tông nhựa sẽ bong tróc, vỡ vụn. Còn đối với những điểm khác, không có vệt hóa chất đổ lên thì mặt đường rất cứng và không thể bới lên.
“Những điểm bị bong tróc, hư hỏng, chúng tôi nghi do kẻ xấu sử dụng hóa chất dùng trong phòng thí nghiệm để chiết xuất kiểm tra hàm lượng nhựa trong bê tông nhựa, có thể là Axit sunfuric (40%) hòa với xăng hoặc Tricloethylen, một loại hóa chất chuyên dùng để thí nghiệm tách chiết bê tông nhựa. Còn nếu dầu máy động cơ đổ xuống mặt đường thì cũng phải mất một thời gian rất lâu mới có thể xảy ra sự cố rạn nứt, hư hỏng”, ông Minh nêu nghi vấn.
Trả lời nghi vấn để xảy ra sự cố mặt đường bị bong tróc như vừa qua là do chất lượng công trình kém, thi công không đảm bảo yêu cầu, ông Vũ Anh Minh khẳng định: “Về các tiêu chuẩn kỹ thuật của kết cấu nền mặt đường các gói thầu số 10 và 14 thuộc Dự án mở rộng QL 1A đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình đều đạt và vượt yêu cầu thiết kế công trình. Việc này đã có kiểm định và gửi văn bản báo cáo lên Bộ GTVT và các đơn vị liên quan”.
Hé lộ nguyên nhân kẻ xấu phá hoại mặt đường bằng hóa chất
Trao đổi về động cơ phá hoại trên, ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng Giám đốc, Tập đoàn Sơn Hải cho hay, trước đó, nhiều đoạn QL 1A vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện vệt hằn lún bánh xe, hư hỏng, xuống cấp. Để xảy ra tình trạng trên, các đơn vị thi công đã đổ lỗi do các yếu tố khách quan như thời tiết nắng nóng, xe quá tải, vật liệu thi công,… nên đã đề nghị Bộ GTVT điều chỉnh kinh phí và thời gian bảo hành.
Một nguồn tin riêng của PV Dân trí cũng cho hay, trong cuộc họp giao ban thường kỳ mới đây, nhiều đơn vị thi công công trình mở rộng, nâng cấp QL 1A đã kiến nghị lên Bộ GTVT cho rải thảm bằng nhựa Polymer tại một số địa điểm dễ xuất hiện vệt hằn lún, hư hỏng như: đường đèo, nút vòng xuyến, trạm thu phí,… Tuy nhiên do chi phí cao hơn khoảng 1,7 lần so với thảm bê tông nhựa thông thường nên đề xuất này không được Bộ GTVT chấp thuận.
Việc này lãnh đạo Bộ GTVT cũng đã giải thích, rằng ở Quảng Bình hiện đang có 6 gói thầu thi công bằng phương pháp rải thảm bê tông nhựa thông thường và chưa xuất hiện tình trạng hằn lún vệt bánh xe, đặc biệt trong đó có các gói thầu của Tập đoàn Sơn Hải, đơn vị đầu tiên tự nguyện cam kết bảo hành trong vòng 5 năm không có sụt lún, không hằn lún vệt bánh xe, và thực tế là sau khoảng 2 tháng thời tiết nắng nóng đỉnh điểm vừa qua, bề mặt đường vẫn rất tốt, không xuất hiện hằn vệt bánh xe.
Trước sự cố trên, ông Nguyễn Quang Minh cho rằng, động cơ phá hoại ở đây không phải của một cá nhân mà do một nhóm kẻ xấu cố tình phá hoại đường của Tập đoàn Sơn Hải. Nhóm người xấu này muốn chứng minh với lãnh đạo Bộ GTVT là không có nhà thầu nào thi công QL 1A mà không bị hư hỏng trước thời gian bảo hành.
Trước đó, tháng 7/2014, Tập đoàn Sơn Hải đã ký cam với Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng bảo hành gói thầu 10 và 14 trên tuyến QL 1A đoạn qua Quảng Bình trong vòng 5 năm không hằn lún vệt bánh xe.
Ngay sau đó, Bộ trưởng GTVT đã yêu cầu các nhà thầu khác học tập, nâng mức bảo hành lên 4 năm thay vì 1 năm theo quy định hiện hành. Việc này đã khiến một số nhà thầu không đồng tình.
Cũng trong chiều ngày 27/6, trong quá trình kiểm tra hiện trường cùng các ban ngành liên quan, PV Dân trí đã nhận được thông tin rất quan trọng liên quan đến nhóm đối tượng phá hoại mặt đường. Đó là vào trưa ngày 24/6, nhân viên kế toán của một công ty đóng gần khu vực xảy ra sự cố phát hiện hai thanh niên đi xe máy, đầu đội mũ bảo hiểm, mặt bịt khẩu trang, tay xách một can nhựa màu vàng, mắt cứ nhìn qua nhìn về rồi sau đó nhanh tay rải “chất lạ” lên mặt đường.
Theo Dantri