{keywords}

HIỆP SĨ ĐƯỜNG PHỐ: ĐỪNG ĐỂ

LÒNG TỐT BỊ ĐƠN ĐỘC

"Hiệp sĩ đường phố" được công nhận về mặt xã hội nhưng lại chưa được chính danh trong cơ chế của địa phương? Chúng ta đừng để lòng tốt bị đơn độc.  

Đó là tâm tư của các vị khách mời trong chương trình Bàn tròn trực tuyến của báo VietNamNet với chủ đề“Hiệp sĩ đường phố có nên làm thay việc công an?” vừa diễn ra.

Vụ việc nhóm “hiệp sĩ đường phố” quận Tân Bình, Tp HCM bị băng cướp tấn công cuồng sát vừa qua đã gây phẫn nộ trong dư luận. 2 người tử vong và 3 người bị thương nặng.  Trong 24 giờ, Công an Tp HCM  đã nhanh chóng phá án, bắt hai nghi can và trực tiếp Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an Tp đã chủ trì cuộc họp báo công bố vụ án.

Tuy nhiên, vẫn có hàng loạt câu hỏi nóng đang tiếp tục được đông đảo dư luận bạn đọc đặt ra:

Tình hình cướp giật và tội phạm tại Tp HCM đang ở mức nào? Hiệp sĩ đường phố, họ là ai và có nên làm thay việc của công an? Cần phải nhìn nhận vai trò của các tổ chức nhóm hiệp sĩ đường phố ra sao trong công tác đấu tranh chống tội phạm?

Cơ quan công an đã làm hết trách nhiệm hay chưa và cần làm gì để tăng cường an ninh trật tự, bảo vệ cuộc sống bình an của nhân dân?

Trước vấn đề thời sự nóng bỏng này, chương trình  Bàn tròn trực tuyến của VietNamNet có cuộc trao đổi nhanh qua cầu truyền hình giữa các khách mời ở Hà Nội và Tp HCM.

Khách mời gồm có:

- TS Luật học LƯU BÌNH NHƯỠNG, Ủy viên thường trực  Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội

- Ông LÂM HIẾU LONG, Đội trưởng Đội Hiệp sĩ đường phố Tp HCM.

- TS Tâm lý học ĐOÀN VĂN BÁU, chuyên gia về tâm lý học tội phạm tại Tp HCM.

MỜI BẠN ĐỌC XEM TẠI CÁC VIDEO SAU:

Video 1:

Video 2:

Chia sẻ tại chương trình Bàn tròn trực tuyến, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng tâm tư: “Sự mất mát của các hiệp sĩ thì có số đếm, nhưng sự mất mát niềm tin tưởng trong lòng dân rất lớn, không có số đếm được”.

Ông nói, đó là hành hiệp của những con người dám xả thân, dám quên mình, là tấm gương điển hình “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”. Dù là mô hình tự phát nhưng lại là mô hình rất đẹp. Các hiệp sĩ làm việc không vụ lợi, không tính toán gì, không màng lợi ích, thậm chí không xin xỏ người được giúp đỡ.

 “Thế nhưng, chúng ta đã công nhận họ về mặt xã hội, tại sao không làm một văn bản nào đó, một quy chế nào đó, một việc gì đó để họ có chỗ dựa về mặt pháp lý? Bình Dương làm được, tại sao Tp HCM không làm được?”, ông đặt vấn đề.

Trong khi đó, TS Đoàn Văn Báu, chuyên gia tâm lý học tội phạm trăn trở với "5 không" của các hiệp sĩ.

"Khi thiếu kỹ năng phối hợp tác chiến, thiếu cơ chế hoạt động, thiếu công cụ hỗ trợ... thì có trang bị áo giáp tận chân răng, các anh cũng gặp nhiều vấn đề", TS Báu nhấn mạnh.

Đội trưởng Nhóm hiệp sĩ Tp HCM, Lâm Hiếu Long giãi bày, một lần chứng kiến cảnh cướp giật ngang nhiên giữa đường, anh quyết định gia nhập nhóm hiệp sĩ. Thế nhưng, hoạt động suốt 8 năm qua, một thời gian khá dài, việc xin lập nhóm chính thức với Thành phố vẫn đầy khó khăn.

"Tôi rất mong cơ quan công an, chính quyền và các cấp cao hơn có thể hỗ trợ về pháp quyền, đào tạo nghiệp vụ nhằm mục đích anh em hoạt động tốt hơn, tự tin và quy củ hơn", anh Long nhắn gửi.

{keywords}
 

 

SƠ BỘ TÌNH HÌNH CÁC ĐỘI NHÓM HIỆP SĨ THÀNH PHỐ

 

Trong khoảng 10 năm qua, TP.HCM có rất nhiều đội nhóm "hiệp sĩ đường phố" tự phát hoạt động trong lĩnh vực trấn áp tội phạm, tuy nhiên 3 đội nhóm được cho là quy củ nhất gồm: Đội hiệp sĩ Q.Tân Bình do ông Trần Văn Hoàng làm trưởng nhóm, là đội hiệp sĩ gặp nạn tối 13/5, đội hiệp sĩ TP.HCM do Lâm Hiếu Long làm trưởng nhóm và đội hiệp sĩ của Nguyễn Việt Sin.

Trung bình mỗi nhóm hiệp sĩ có từ 7-10 thành viên với công việc thường xuyên đi "tuần tra" trên đường phố, đeo bám các đối tượng nghi vấn và nếu đối tượng ra tay thì lập tức bắt giữ hành vi phạm tội, giao nộp cho công an.

Hầu hết các hiệp sĩ đều tay không bắt tội phạm hoặc tự trang bị gậy bóng chày, vợt tennis, cây gỗ… để tự vệ trước các đối tượng manh động, có hung khí nguy hiểm.

 MỜI BẠN ĐỌC XEM THÊM BẢN TEXT TALKSHOW TẠI LINK SAU: 

Hiệp sĩ đường phố có làm thay việc công an?

Hiệp sĩ đường phố có làm thay việc công an?

Sau vụ việc nhóm "Hiệp sĩ đường phố" quận Tân Bình, Tp HCM bị cuồng sát, một cuộc tranh luận đã diễn ra gay gắt với câu hỏi "hiệp sĩ có làm thay việc của công an"? 

 XEM THÊM CÁC TALKSHOW BÀN TRÒN TRỰC TUYẾN KHÁC >>>

 

VietNamNet

Tổ chức sản xuất: Phạm Huyền- Đức Liên- Đàm Đệ

Video: Huy Phúc, Văn Châu, Đức Yên, Xuân Quý, Anh Khoa

Ảnh: Lê Anh Dũng, Văn Đức, Văn Châu

Trợ lý biên tập: Ngọc Hiền

Bạn có đồng tình với phân tích của các khách mời? Mọi ý kiến phản hồi xin gửi về email: bantrontructuyen@vietnamnet.vn