Những ngày cận Tết Bính Thân, PV Dân trí có mặt tại tàng nghề Phú Lộc Tây 1 và ghi nhận làng nghề đang hối hả đỏ lửa vào mùa đúc. Đây là làng nghề nức tiếng nhất ở Nam Trung Bộ chuyên về sản phẩm đúc đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Nhường, Chủ nhiệm HTX đúc Phú Lộc thì làng nghề này có từ thời Vua Tự Đức. Hiện nay làng nghề có 60 hộ chuyên làm nghề đúc đồng, trong đó có 40 hộ chuyên gia công sản phẩm sau đúc và 20 hộ chuyên đúc các sản phẩm thô.

Các thợ đúc đồng đang hối hả nấu đồng để đúc sản phẩm phục vụ cho Tết Bính Thân.

Các thợ đúc đồng đang hối hả nấu đồng để đúc sản phẩm phục vụ cho Tết Bính Thân.

Để có đủ sản phẩm bán vào dịp Tết, việc đúc đồng được thực hiện từ 1-2h sáng và đến chiều tối mới kết thúc.

Theo HTX đúc Phú Lộc, hiện làng nghề này đang thiếu thợ do nhiều cụ trong làng đã già đi không thể theo nghề, trong khi lớp trẻ chưa thể thay thế. Phải mất ít nhất từ 10 đến 12 giờ đồng hồ mới nấu được một mẻ đồng. Chỉ khi nào đồng trong thì người thợ mới thực hiện công đoạn rót vào khuôn. Bình quân một mẻ đồng từ 500-600kg đồng.

Quy trình đúc đồng như sau: người thợ phải tạo khuôn mẫu bằng đất sét, sau đó làm cốt và mang khuôn đi nung với rơm, củi. Trong thời gian nung khuôn, người thợ thực hiện song song việc nấu đồng. Khi khuôn được nung chín thì đồng cũng vừa trong, thực hiện rót đồng ở nhiệt độ nóng chảy vào khuôn. Khuôn mẫu bằng đất sét được nung trong đống rơm. Một ổ khuôn đúc khoảng 100 bộ sản phẩm chân đèn và ít nhất phải nấu 3 mẻ đồng, tương đương khoảng 1,5 tấn đồng.

Người thợ rót đồng vào sản khuôn chân đèn. Những người thợ được tính công bằng sản phẩm làm được trong 1 ngày.

Người thợ rót đồng vào sản khuôn chân đèn. Những người thợ được tính công bằng sản phẩm làm được trong 1 ngày.

Theo Chủ nhiệm HTX, mùa Tết nguyên đán năm nay, mỗi hộ đúc đồng kiếm được vài chục triệu đồng/hộ từ nghề đúc sản phẩm chân đèn "thô", chưa gia công

Dịp Tết nguyên đán năm nay, làng nghề nhận được đơn đặt hàng từ nhiều tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, TP.HCM.... Số lượng đơn đặt hàng tăng 30% so với năm ngoái.

Một sản phẩm của bộ chân đèn bàn thờ vừa mới đúc đang hừng hực lửa.

Một sản phẩm của bộ chân đèn bàn thờ vừa mới đúc đang hừng hực lửa.

Cũng vào những ngày cận Tết, các hộ gia công sản phẩm sau đúc lại hối hả vào mùa. Những hộ này mua sản phẩm đúc "thô" rồi tiến hành gia công và bán ra thị trường. Ông Biện Ngọc Triều, một người có 30 năm làm nghề cho biết, “Mùa Tết năm nay, gia đình tôi cố gắng làm ngày làm đêm để có hàng cung ứng cho thị trường. Tính ra làm trong 2 tháng cũng kiếm được vài chục triệu đồng”.

Hai chân đèn đã được gia công sáng mới.

Hai chân đèn đã được gia công sáng mới.

Theo các cụ cao niên trong làng, công việc gia công thường dễ hơn việc đúc sản phẩm đồng thô...Một bộ sản phẩm chân đèn sau gia công ở làng đúc đồng Phú Lộc Tây 1 gồm: 2 cây đèn, 2 chiếc đài đựng nước, 1 lư cắm nhang và 1 cổ bồng đựng trái cây. Bộ chân đèn lớn có giá 3 triệu đồng/bộ; bộ nhỏ 2,5 triệu đồng/bộ


Theo Dân Trí