{keywords}

UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Kế hoạch về “Bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 – 2025”.

Theo đó, mục tiêu đặt ra là bảo tồn và phát huy một cách đồng bộ giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu “di sản văn hoá vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội”, góp phần phát triển bền vững văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh.

{keywords}

Đảm bảo đến năm 2022 có 100% làng đồng bào các DTTS có nhà rông truyền thống; đến năm 2025 có 100% nhà rông truyền thống bị xuống cấp, hư hỏng được sửa chữa.

Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, góp phần phát triển kinh tế du lịch tỉnh nhà.

{keywords}

Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giá trị văn hóa, tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các DTTS trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan và tạo sự chung tay của toàn xã hội trong công tác bảo tồn, phát huy nhà rông truyền thống; nâng cao ý thức tự quản lý, khôi phục, gìn giữ và phát huy của các DTTS.

Song song với đó, hướng dẫn và chỉ đạo các cơ quan báo chí truyền thông tăng cường tuyên truyền giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các DTTS với nhiều hình thức trên sóng phát thanh, sóng truyền hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử, tạp chí, đặc san, áp phích…

{keywords}

Đối với nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà rông truyền thống các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh, Kon Tum sẽ huy động mọi nguồn lực trong công tác này, đảm bảo đến năm 2022 có 100% làng đồng bào các DTTS tại chỗ có nhà rông truyền thống, đến năm 2025 có 100% nhà rông truyền thống bị xuống cấp, hư hỏng được sửa chữa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần cho người dân.

Bên cạnh đó, phát huy vai trò của các ban ngành, đoàn thể của thôn, các già làng, nghệ nhân, những người am hiểu về kỹ thuật xây dựng nhà rông truyền thống trong 3 công tác xây dựng, sửa chữa nhà rông truyền thống; chú trọng và ưu tiên sự tham gia của chính cộng đồng các dân tộc trong việc xây dựng, sửa chữa nhà rông truyền thống nhằm đảm bảo gìn giữ tối đa giá trị truyền thống vốn có của nhà rông.

Tỉnh sẽ ưu tiên sử dụng toàn phần hoặc một phần nguyên vật liệu truyền thống sẵn có trong tự nhiên để xây dựng, sửa chữa nhà rông; việc khai thác nguyên vật liệu đảm bảo đúng, đủ và do chính cộng đồng các dân tộc triển khai thực hiện dưới sự quản lý của cấp chính quyền, ngành chức năng liên quan, tránh tình trạng lợi dụng chính sách để khai thác lâm sản rừng sai quy định.

{keywords}


Bên cạnh đó, thành lập các Câu lạc bộ văn hóa dân gian, đội văn nghệ dân gian, đảm bảo mỗi thôn, làng đều có đội văn nghệ dân gian. Phát huy vai trò của các già làng, trưởng thôn, người có uy tín, các nghệ nhân tiêu biểu, nghệ nhân ưu tú trong công tác thành lập Câu lạc bộ, các đội văn nghệ và khôi phục, thực hành các hoạt động văn hóa truyền thống, phong tục tập quán liên quan đến nhà rông với phương châm chủ thể văn hóa tự thực hành và hưởng thụ, góp phần phát huy sức sống của văn hóa nhà rông, sẵn sàng phục vụ các hoạt động văn hóa của thôn, làng và du khách.Về nhiệm vụ bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống gắn liền với nhà rông, tỉnh đặt ra nhiệm vụ khôi phục, duy trì thực hành các hoạt động văn hóa truyền thống (tổ chức các lễ hội truyền thống tiểu biểu; hoạt động trao truyền về nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, nhạc cụ truyền thống, dân ca, dân vũ, Sử thi....), phong tục tập quán tốt đẹp liên quan đến nhà rông nhằm nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho người dân, góp phần đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc.

Nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học về nhà rông truyền thống các DTTS tại chỗ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Từng bước đưa văn hóa nhà rông truyền thống các DTTS tại chỗ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách.

Tỉnh cũng đẩy mạnh công tác trưng bày các sản phẩm văn hóa truyền thống trong không gian nhà rông trên cơ sở huy động nguồn lực sẵn có trong cộng đồng (như: các sản phẩm liên quan đến nghi lễ, lễ hội truyền thống; sản phẩm nghề thủ công truyền thống; sản phẩm liên quan đến lao động sản xuất, săn bắt, sinh hoạt hàng ngày; các loại nhạc cụ truyền thống....), nhằm giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa các DTTS với du khách và tôn vinh, giáo dục lòng tự hào về giá trị truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ.

Hồng Nhì
Ảnh: Thanh Bình
Video: Hồng Khanh, Thu Hằng, Xuân Quý

22/11/2021 17:22