Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm có hai ngày lễ lớn đó là Lễ Vu Lan (báo hiếu) va Lễ Xá tội vong nhân,
Nhiều người lầm tưởng rằng hai lễ đó là một, tuy nhiên hai lễ cũng hoàn toàn khác nhau
Nguồn gốc của ngày Lễ Vu Lan và Lễ Xá tội vong nhân
Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông.
Vì tưởng nhớ mẹ nên một ngày nọ Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. Thương mẹ nên ông dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng cho người. Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình, khi bà đưa bát lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ. Đau xót khi chứng kiến cảnh này, Kiền Liên cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ.
Đức Phật dạy ông rằng một mình con không thể cứu được mẹ do ác nghiệp của bà quá nặng, chỉ còn cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong thành công.
Vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạ thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối.
Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy, ông đã cứu được mẹ thoát khỏi bị giam cầm ở âm cung.
Phong tục cúng cô hồn hay là Phóng diệm khẩu (thả quỷ miệng lửa) bắt nguồn từ sự tích giữa Phật A Nan Ðà (A Nan) với quỷ miệng lửa (diệm khẩu).
Phật A Nan Đà khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo, 3 ngày nữa ông sẽ chết và hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói thức ăn để được tăng thọ.
A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ…
Về sau này, dân gian hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân)
Cũng lễ như thế nào trong ngày Lễ Vu Lan và Xá tội vong nhân?
Rằm tháng 7, nhiều gia đình cúng và hóa vàng mã cũng trước ngày này vì dân gian cho rằng ngày 2-14/7 âm lịch là các ngày "mở cửa địa ngục", các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian.
Đúng ngày rằm tháng Bảy, Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày, mọi linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ dạ xoa đều được tự do, nếu cúng các cụ đúng ngày này thì sợ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình nên các cụ có thể không nhận được gì con cháu cúng tế.
Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào xẩm tối vì lúc này mặt trời đã lặn
Nhiều gia đình cúng hai mâm: một mâm cúng tổ tiên tại bàn thờ và một mâm cúng chúng sinh.
Trên mâm cúng tổ tiên bày mâm cỗ mặn, tiền vàng và những vật dụng cá nhân dành cho người cõi âm làm bằng giấy giống như người dương thế.
Trên mâm cúng chúng sinh: quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu, các loại bỏng gạo…cháo trắng, tiền vàng, nước lã hoặc rượu, cốc gạo trộn lẫn với muối và tiền lẻ.
Ngoài ra, các chùa người ta cũng làm lễ phóng sinh, thả chim, thả cá về với môi trường sống của chúng. Trong ngày lễ Vu Lan là ngày dành cho mẹ, khi tới chùa, những người còn mẹ sẽ cài một bông hồng đỏ lên áo và những người mất mẹ sẽ đeo một bông hồng trắng để linh hồn mẹ được an lành.