Nga lộ vũ khí mới

Burevestnik cho biết, đây là hệ thống độc nhất vô nhị trên thế giới. Hơn 10 đơn vị khoa học công nghệ quân sự hàng đầu của Nga đã tham gia vào dự án phát trên hệ thống ZAK-57 Derivatsiya-PVO SPAAG. Viện Burevestnik được giao nhiệm vụ lãnh đạo công tác phát triển này đồng thới nghiên cứu chế tạo module chiến đấu (tháp pháo).

Ngoài ra, Cục thiết kế Tochmash được giao nhiệm vụ phát triển pháo 57mm sử dụng đạn dẫn đường có điều khiển. Theo thông số ban đầu, ZAK-57 có thể đối phó với các mục tiêu bay cân âm ở tốc độ Mach 0.8 có kích thước nhỏ-thường là tên lửa hành trình hoặc các loại máy bay không người lái trang bị công nghệ tàng hình, đạn pháo phản lực phóng loạt....

Đặc biệt, ZAK-57 có thể hạ những mục tiêu phức tạp trên chỉ với 2 phát đạn. Ngoài ra loai pháo mới cũng có thể dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất bao gồm binh lính và xe thiết giáp.

Pháo tự hành ZAK-57 có tầm bắn từ 200m đến 6 hoặc 8km với các máy bay có người lái và 3 đến 5km với máy bay không người lái. Tầm bắn cao nhất đạt 4,5 km. Đối với mục tiêu trên bộ là xe bọc thép, pháo có tầm tác xạ khoảng 3km.

Để hỗ trợ cho ZAK-57 bắn chính xác mục tiêu, nhà sản xuất trang bị cho pháo này một hệ thống thu thập hình và khóa mục tiêu tự động, hệ thống chỉ thị mục tiêu và đo xa lazer hoạt động được trong mọi thời tiết. Pháo mới có góc nâng từ -5 độ đên +75 độ

Loại đạn mà pháo ZAK-57 dùng có đầu đạn nặng khoảng 2kg với 400g chất nổ mạnh HE tương đương với sức công phá được tạo ra bởi các loai pháo 76mm trước đây.

Loại đạn dẫn đường này được Tochmash phát triển trên cơ sơ đạn S-60 và các công nghệ được áp dụng trên đạn pháo thông minh của pháo tự hành 52-mm Koalitsiya-SV SP howitzer. Hệ thống mới sử dụng khung thân xe chiến đấu bộ binh BMP-3 nên có độ cơ động rất cao.

Tổng trọng lượng hệ thống chỉ có 20 tấn nên có thể không vận ra chiến trường rất dễ dàng. Theo chuyên gia quân sự Vladimir Tuchkov ZAK-57 có thể thay thế cả 2 hệ thống Tunguska and Pantsir-S1 hiện đang trang bị trong quân đội Nga.

Nhiệm vụ không khó với ZSU-23-4 Việt Nam

Dù ra đời từ thời Liên Xô cũ nhưng đến nay, pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam vẫn được coi là vũ khí đặc trị với nhiều mục tiêu bay, trong đó có tên lửa hành trình.

ZSU viết tắt của cụm từ Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka (phiên âm tiếng Nga) có nghĩa là (phòng không tự hành gắn kết), 23 là chỉ đường kính nòng pháo 23mm, 4 có nghĩa là số lượng pháo được gắn kết trên hệ thống.

Đây là loại pháo phòng không tự hành được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp, ZSU-23-4 thường được triển khai xen kẽ để bảo vệ đội hình tăng-thiết giáp trước máy bay đối phương. ZSU-23-4 có tốc độ bắn từ 800-1000 phát/phút, tầm bắn 2.500 mét.

Hệ thống tích hợp sẵn radar điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm bắn quang học trên khung gầm xe bánh xích TM-575. Biến thể nâng cấp gần đây tích hợp thêm từ 4-6 tên lửa phòng không tầm thấp 9K38 Igla hoặc 9K310 Igla-1 cùng hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp, máy tính đường đạn thế hệ mới.

Sức mạnh chiến đấu của hệ thống được tăng lên từ 2-2,5 lần so với trước, việc bổ sung thêm tên lửa giúp hệ thống đối phó hiệu quả với những mục tiêu khó xơi như tên lửa hành trình.


Theo Đất Việt