Đáp án gợi ý môn Ngữ văn thi vào lớp 10 TPHCM năm 2024
Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 của TP.HCM như sau:
Đề có hướng đi mới, nhưng còn chỗ vướng
Thầy Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhìn nhận cấu trúc đề thi không có nhiều thay đổi so với năm trước.
"Tuy nhiên, trục chủ đề “những suy nghĩ cất lên thành lời” thực sự chưa sát với Đề 2 của Câu 3.
Dẫu vậy, theo thầy Bảo Khôi, đây là một hướng đi mới phù hợp với việc dạy học Ngữ văn trong thời gian gần đây. Sự phân hoá được đảm bảo để phù hợp với thực tế tuyển sinh vào lớp 10 công lập của TP.HCM.
Thầy Khôi dự đoán với đề thi này, phổ điểm trung bình sẽ từ 6.0 - 7.0. Cụ thể hơn, thầy Khôi cho rằng ở phần đọc hiểu, nhiều khả năng đây là ngữ liệu cho người ra đề tự thực hiện nên phần trích nguồn không có.
"Cảm giác này càng rõ hơn nếu ta đọc kĩ các dẫn chứng phục vụ cho quan điểm được nêu trong ngữ liệu có nội dung chưa gắn kết dù rằng vẫn có khả năng làm rõ được vấn đề. Đây là điều khá đáng tiếc vì đề thi của TP.HCM nhiều năm nay được đánh giá cao về chất lượng, năm nay lại vướng ở cả hình thức và nội dung trình bày khiến nhiều người không khỏi e ngại về khâu lựa chọn ngữ liệu trong kiểm tra đọc hiểu. Các câu hỏi thành phần phù hợp các mức nhận thức, có sự phân hóa khá rõ, không có vấn đề gì phải bàn".
Phần Nghị luận xã hội, theo thầy Khôi, vấn đề nghị luận tuy khá hay, có ý nghĩa giáo dục cao, phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Cách đặt vấn đề nêu ra một giả thuyết để yêu cầu học sinh làm rõ những hệ quả là khá sáng tạo.
"Tuy vậy, với học sinh thông minh, việc các em nhận thấy nội dung bức thư chứa khá nhiều gợi ý cho việc triển khai bài viết là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra. Việc thông tin có trong câu hỏi trước có thể gợi ý trả lời cho câu hỏi sau là điều nên tránh vì nó làm giảm độ phân hóa của đề thi".
Với phần Nghị luận văn học, thầy Khôi nhận định ở đề 1, có thể thấy người ra đề đã rất nỗ lực để tạo gắn kết giữa vấn đề nghị luận và trục chủ đề, tuy nhiên, tính thống nhất vẫn chưa đạt như kì vọng.
"Vấn đề nghị luận thực ra là một chủ đề khác (nhận thức về lòng yêu nước) đang cố gán ghép vào chủ đề mà đề thi triển khai. Dẫu vậy, yêu nước và nhân đạo là 2 dòng chủ lưu của Văn học Việt Nam, học sinh sẽ dễ dàng chọn được đoạn trích tương thích với chủ đề để thực hiện bài viết.
Còn vấn đề gặp phải của đề 2 vẫn giống đề 1 - cố gán ghép một chủ đề khác (tình cảm gia đình) vào chủ đề "Những suy nghĩ cất lên thành lời". Hơn thế, câu lệnh bổ sung (chia sẻ đôi điều về cách bạn trò chuyện và thấu hiểu tác phẩm, đoạn trích) đảm nhận vai trò phân hóa trong đề thi, dù rằng đã sử dụng thành phần phụ chú "cách đọc" nhưng vẫn chưa tường minh, cần tinh chỉnh lại để đạt hiệu quả cao hơn".
Sáng tạo và chưa bao giờ trùng lặp các năm trước
Nhận xét chung, thầy Võ Kim Bảo – Tổ trưởng tổ Ngữ văn, trường THCS Nguyễn Du, Quận 1, cho rằng đề gây ấn tượng đầu tiên với hình thức mới lạ: lá thư của cô giáo được đóng khung, trang trí đẹp; một bảng thông báo của CLB Lớn lên cùng sách…Thoạt nhìn đề có vẻ dài những lại không khó, nội dung của đề gần gũi, dễ hiểu, thiết thực. Chủ đề phù hợp với năng lực nhận thức và tình cảm của học sinh tuổi 15. Ở các câu hỏi, đề có sáng tạo, chưa bao giờ trùng lặp với các năm trước.
"Đề thi không đánh đố, các câu hỏi đều vừa sức, học sinh có học lực trung bình cũng có thể đáp ứng được tất cả các câu. Mặt khác, đề có tính phân hóa ở 2 phương diện: kĩ năng làm bài và tư duy sáng tạo. Kĩ cần có kĩ năng đọc, hiểu đề, phân tích đề và trình bày các ý đúng với yêu cầu của đề (nhiều HS không có kĩ năng phân tích để đáp ứng yêu cầu đề).
Thí sinh cần có tư duy sáng tạo ở câu 2 và câu 3 (đề 2). Các ý tưởng độc đáo cho câu hỏi mở (câu 2) và câu hỏi phụ (câu 3, đề 2) chắc chắn sẽ được đánh giá cao" - thầy Bảo phân tích.
Với câu 2 - Nghị luận xã hội, thầy Bảo nhìn nhận đề có 2 điểm mới so với các năm trước: dẫn dắt bằng một ý thơ và tạo lập văn bản dự trên một nhan đề cho sẵn.
"Nhìn chung đề không khó, đa số học sinh có thể làm được. Tuy nhiên, một số học sinh không cẩn thận sẽ làm bài không đúng trọng tâm (chỉ bàn về nội dung đoạn thơ hoặc chỉ bàn về nhan đề cho sẵn, không có sự liên kết)".
Còn với câu Nghị luận văn học - Đề 1, chủ đề là tình yêu nước rất gần gũi với học sinh. Đề yêu cầu nghị luận thơ, học sinh cần phải thuộc một số đoạn thơ nhất định. Nếu không thuộc thơ, học sinh có thể lựa chọn đề 2, cũng không hề khó hơn. Thầy Bảo cho rằng dạng đề này đã được công bố trước đó nên không lạ với học sinh và giáo viên.
Còn ở Đề 2, chủ đề là tình cảm gia đình, khá rộng như đề 1.
"Đề không giới hạn thơ hay truyện, học sinh có thể chọn bất kì tác phẩm nào đúng chủ để, ở bất kì thể loại nào. Sự khác biệt với đề 1 là ở yêu cầu phụ: chia sẻ về cách đọc, cách hiểu tác phẩm mình chọn. Yêu cầu phụ này không khó, học sinh được trình bày quan điểm của mình 1 cách tự do. Nhưng với những học sinh quen học văn mẫu, tư duy rập khuôn sẽ không hiểu yêu cầu này".
Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh - Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên - cũng đánh giá đây là một đề thi hay, có nhiều sáng tạo, mở ra nhiều khả năng để học sinh thể hiện năng lực, sức viết của mình.
"Tôi nêu cụ thể một vài điểm sau: Thứ nhất, cả 3 câu hỏi đều xuyên suốt trong một chút đề “Để những suy nghĩ cất lên thành lời”. Đây lại là một chủ đề giàu ý nghĩa.
Thứ hai, những văn bản được chọn làm ngữ liệu cho đề hay, sâu sắc. Thứ ba, cách hỏi của câu 2 và câu 3 không gò ép học sinh vào nhận định mà chỉ đưa ra những gợi dẫn, từ đó học sinh có thể tự do thể hiện quan điểm, trình bày suy nghĩ riêng".
"Đây là cách ra đề sáng tạo, có độ mở cao. Tôi thích cách ra đề này" - thầy Minh khẳng định.
Cập nhật những tin tức thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023 mới nhất