vinh long 1.jpg

Sáng 2/2, tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc “Đường gốm và hoa mừng xuân Giáp Thìn năm 2024” và đón nhận kỷ lục “Đường gốm đỏ và hoa dài nhất Việt Nam".

vinh long 2.jpg
Đường gốm và hoa mừng xuân Giáp Thìn năm 2024 được thực hiện tại đoạn tiếp giáp đường Phạm Hùng - Võ Văn Kiệt (TP Vĩnh Long).  
 
vinh long 4.jpg
Công trình có tổng kinh phí đầu tư khoảng 6,8 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn xã hội hóa.


 

vinh long 3.jpg
Đường gốm và hoa dài 700m, rộng hơn 9m, sử dụng trên 2.000 sản phẩm gốm đỏ các loại của địa phương sản xuất, trải dài từ cổng chào đến khu hành chính tỉnh.
long vinh.jpg
Công trình có một số nội dung chính: Cổng đường gốm với hình ảnh cổng Long Hồ xưa, mô hình lò gốm truyền thống, mô hình kênh Thầy Cai, tiểu cảnh với linh vật rồng kết bằng hoa, mô hình Phúc - Lộc - Thọ, mâm ngũ quả ngày Tết… Ngoài ra, còn có các tiểu cảnh như: khu thư pháp - Ông Đồ cho chữ; khu chúc Tết - Hái lộc đầu năm; khu ẩm thực…
long vinh 5.jpg
Tỉnh Vĩnh Long đón nhận bằng xác lập kỷ lục “Đường gốm đỏ và hoa dài nhất Việt Nam".
vinh long 5.jpg

Đường gốm và hoa phục vụ nhân dân từ ngày 2/2 (23 tháng Chạp) đến 19/2 (mùng 10 tết Giáp Thìn) và được điều chỉnh một số tiểu cảnh cho phù hợp để tiếp tục duy trì phục vụ đến 30/4 và 1/5.

vinh long 6.jpg

Con đường gốm không chỉ phục vụ dịp Tết, sẽ được tỉnh Vĩnh Long duy trì làm điểm đến du lịch và nơi tổ chức các sự kiện của địa phương thời gian tới.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong không khí rộn ràng của mùa xuân, vương quốc gốm đỏ một lần nữa được tái hiện hoành tráng và công phu, mang theo nét đẹp phủ màu thời gian, đan xen với sắc màu tươi thắm của mùa xuân; khơi dậy nhiều giá trị và gởi gắm những mong ước tốt lành, trọn vẹn. 

"Công trình nhằm tôn vinh tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và bàn tay khéo léo qua bao thế hệ của người dân Vĩnh Long từ trên 100 năm nay; là tâm huyết của thế hệ đi sau mong muốn giữ gìn một làng nghề truyền thống vốn chỉ có trên vùng đất này. Và hơn hết công trình nghệ thuật này là kết tinh của mong ước “Vương quốc gốm đỏ” sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, để những lò gạch rêu phong, cổ kính mang nền văn hóa Vĩnh Long đi xa hơn", bà Nguyễn Thị Quyên Thanh nói.