Công ty điện tử 4P hiện là nhà cung ứng cấp 1 cho LG. Đây là doanh nghiệp đã có 20 năm sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Góc nhìn bài học kinh nghiệm của ông Hoàng Minh Trí, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty điện tử 4P xoay quanh câu chuyện về đầu tư công nghệ.

PV: Cho đến nay, nhiều người biết đến công ty điện tử 4P là một đơn vị lâu năm có nhiều thành công trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Vậy, nếu để nhìn lại chặng đường đã qua, có điều gì khiến ông nhớ nhất? 

Ông Hoàng Minh Trí: Công ty 4P thành lập từ tháng 8 năm 2001. Thật ra, khi tôi làm Phó Tổng giám đốc của tập đoàn LG, tôi thấy rằng con đường mà các sản phẩm điện tử sẽ phải đi, tính tích hợp càng ngày càng cao và kích thước thì nó càng ngày càng nhỏ.

Trước kia, cái TV dày nặng hàng chục ký, thì hiện nay những TV màn hình mỏng như LCD hay OLED có khi chỉ dày 3-5 cm thôi. Tức là, kích thước thiết bị điện tử càng ngày nó càng nhỏ và tích hợp càng nhiều công nghệ nên những linh kiện, thiết bị sản xuất theo đó cũng đòi hỏi là phải tinh vi hơn.

{keywords}

Do đó, ngay từ năm 2003, công ty 4P đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực công nghệ dán bề mặt. Khi đó, công nghệ này đang còn rất mới, bởi vì các TV cũ dùng công nghệ xuyên lỗ, tức là linh kiện lớn xuyên.  Còn linh kiện bé li ti dán bề mặt là rất mới, và chi phí thiết bị thì cực kỳ đắt.

{keywords}

Tuy nhiên, 4P xác định sẽ phải đi con đường đấy thì mới có thể tồn tại lâu dài được. Nên ngay khi đó, chúng tôi đã đầu tư dây chuyền dán bề mặt nhưng là dây chuyền cũ, trị giá khoảng 150.000 USD thôi.

Nhưng cuối cùng, khi nhập về, chúng tôi không sử dụng được và phải bán sắt vụn. Đấy là thất bại gần như là đầu tiên trong bước đường đầu tư công nghệ mới của công ty.

Sau đấy, tôi nhận ra rằng, không thể đầu tư các thiết bị cũ được, nhất là mình sản xuất sản phẩm theo công nghệ mới, do đó, tôi đổi hướng nhập các thiết bị mới nhất của các hãng công nghệ như Panasonic, Yamaha, hay của Fuji.

Thậm chí, các hãng mới giới thiệu, công ty 4P sẽ đầu tư luôn. Từ khi đầu tư các thiết bị mới, khách hàng rất hài lòng.

Đến năm 2007, 4P nhận được đơn hàng của của 1 Tập đoàn lớn ở Anh: sản xuất thiết bị bộ chấn lưu điện tử. Với chúng tôi, đó là một sự nỗ lực. Đó là niềm vui gần như là đầu tiên của doanh nghiệp.

{keywords}

PV:  Lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử nói riêng và các sản phẩm CNHT nói chung, vấn đề lỗi sản phẩm luôn là vấn đề gây đau đầu cho các công ty mới bắt đầu tiếp cận khách hàng đầu chuỗi. Ông có kinh nghiệm nào về vấn đề này?

Ông Hoàng Minh Trí: Lĩnh vực sản xuất điện tử khá là phức tạp, bởi trên một bản mạch, tích hợp rất nhiều linh kiện. Ví dụ như bản mạch của điện thoại di động chẳng hạn, nó gần 1000 linh kiện, 1000 linh kiện đấy là có 1000 cơ hội xảy ra lỗi, nên khả năng xảy ra lỗi là rất cao nếu như không có quy trình quản lý sản xuất thích hợp.

Thậm chí thời gian đầu, chúng tôi sản xuất cho doanh nghiệp Canon, Laser có nói với tôi là phải nâng cao năng lực hơn nữa cho cái đội ngũ quản lý. Tôi cho đấy là một lời khuyên rất đúng, và tôi đã cố gắng làm theo, tức là nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý trong quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

PV: Có khi nào ông gặp phải tình huống bị trả lại hàng, nguy cơ bị hủy đơn hàng, hoặc bị thua lỗ không vì vấn đề này?

Ông Hoàng Minh Trí: Chúng tôi đề cao khẩu hiệu về chất lượng toàn cầu Global Quality, tức là ngay từ đầu đã xác định phải là chất lượng toàn cầu. Không phải mình đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước trước rồi mới đi ra thị trường quốc tế, mà chúng tôi xác định luôn đã làm là chuẩn toàn cầu. Do đó, trong quá trình sản xuất, ít khi gặp những lỗi lớn đến mức bị trả hàng, hủy đơn hàng. 

{keywords}

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường theo con đường truyền thống, đầu tiên là đáp ứng thị trường trong nước, nhu cầu về chất lượng không cao. Đến khi chuyển sang tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì gặp rất nhiều lỗi. Bởi vì giữa một cái là yêu cầu tương đối là dễ dãi của thị trường trong nước sang yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp FDI thì khó.

PV: Điện tử 4P là đối tác lâu năm của LG. Cho đến nay, 4P đang chiếm giữ vị trí như thế nào trong chuỗi cung ứng của LG?

Ông Hoàng Minh Trí:  LG là một đối tác truyền thống, 4P gọi là nhà cung ứng cấp 1, không những cấp 1 mà còn là inhouse vendor, cung ứng trong nhà. LG bàn giao mặt bằng cho 4P để 4P sản xuất trong nhà máy của LG.  Đó là khác biệt. 

{keywords}

Ví dụ, theo format của nhà máy Hải Phòng, chúng tôi sản xuất bản mạch điện tử ở bên trong sau đấy chuyển sang cho LG, LG sản xuất hoàn thiện sản phẩm thiết bị điện tử âm thanh trong ô tô. Sau đấy, LG xuất đi cho các nhà sản xuất ô tô trên toàn cầu. Đa phần bản mạch điện tử bên trong ô tô của các hãng ô tô trên toàn cầu là do 4P sản xuất.

Ngoài ra, chúng tôi có nhiều đối tác là các công ty tập đoàn khác ở Bắc Ninh, Bắc Giang, ở Hồng Kong, ở Ý... Chúng tôi bán thành phẩm, bản mạch điện tử và sản phẩm hoàn chỉnh.

PV: Đúc rút lại, ôngcó thể chia sẻ gì về những kinh nghiệm của mình trong việc tiếp cận, đặt chân được vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp lớn?

Ông Hoàng Minh Trí:  Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhất là người đứng đầu doanh nghiệp phải tự đặt ra những yêu cầu rất khắt khe cho doanh nghiệp mình, trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất. Lâu nay theo tôi đánh giá, doanh nghiệp Việt Nam tương đối dễ dàng hài lòng với thị trường trong nước.

{keywords}

Như VietNamNet thường nói, đi ra biển lớn thì nhiều khi người ta cũng ngại và người ta không xây dựng một cái mục tiêu để đặt ra.

Ngay từ đầu, tôi đã xác định là cần phải đạt chất lượng toàn cầu rồi, thế là mình sẽ phải xây dựng tất cả mọi thứ theo cái hướng đó. Rõ ràng, mình phải đặt ra mục tiêu đáp ứng được chất lượng sản phẩm không phải là cho thị trường nội địa mà còn cho những thị trường khắt khe, khó tính khác. Chính vì thế khi công ty nhận được đơn hàng của tập đoàn Anh, chúng tôi rất vui. Bởi vì họ đã hài lòng với chất lượng của mình thì đấy chính là thành công.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam khác cũng thế, thứ nhất là phải đặt mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý tiên tiến. Bởi vì nếu quản lý theo cách truyền thống, thậm chí là quản trị gia đình thì sẽ xảy ra lỗi. Việc xây dựng hệ thống quản lý tiên tiến sẽ giúp giám sát được chất lượng sản phẩm, tối ưu được quá trình sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ 2 là phải đầu tư trang thiết bị hiện đại có khả năng đáp ứng các sản phẩm mới và có khả năng cạnh tranh. Nói đến hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, tại sao doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam lại khó tham gia thế, bởi vì trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp cơ khí hiện nay quá cổ điển, thì làm sao có thể sản xuất được chi tiết tinh xảo để đáp ứng yêu cầu được đặt ra từ phía khách hàng.

Thứ 3, là hợp tác với các khách hàng của đối tác, bởi vì tôi nghĩ mình là doanh nghiệp đi sau, mình phải hợp tác với tinh thần cầu tiến. Với tinh thần đấy thì ngay cả khách hàng khó tính cũng sẵn sàng chỉ dẫn cho mình những điều mình chưa biết. 

Thực hiện: Phạm Huyền

Thiết kế: Võ Uyên

Đối thoại: Kinh nghiệm từ chuỗi liên kết trong KCN ở Hải Phòng

Đối thoại: Kinh nghiệm từ chuỗi liên kết trong KCN ở Hải Phòng

Mô hình KCN sinh thái với chuỗi liên kết cộng sinh tại Hải Phòng đã gây tiếng vang lớn trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng công nghiệp. Mời bạn đọc theo dõi chương trình đối thoại trực tuyến với tác giả của mô hình này, doanh nhân Phạm Hồng Điệp.