{keywords}

XEM VIDEO:

 

Nguyên là Thuyền trưởng tàu ngầm 182 - Hà Nội (tàu ngầm đầu tiên thực hiện nhiệm vụ bắn tên lửa đối hải từ trong lòng biển), Thượng tá Vũ Văn Minh, Phó lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 189 cho biết, huấn luyện thực hành sử dụng vũ khí trên tàu ngầm là nội dung rất khó, đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận.

“Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta tổ chức bắn tên lửa từ tàu ngầm trong vùng biển Việt Nam không có sự hỗ trợ của chuyên gia Nga”, ông nói. 

{keywords}

Theo Thượng tá, để có kết quả xuất sắc trong lần thực hành lịch sử đó, từ khi tàu ở cảng thì phải chuẩn bị vũ khí cẩn thận, kiểm tra tình trạng hoạt động của trang bị kỹ thuật. Sau đó luyện tập trên máy mô phỏng, thuần thục từng hành động, từng khẩu lệnh chiến đấu. Mỗi thao tác, mỗi hành động phải đồng bộ, phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ để không bỏ lỡ thời cơ.  

Sau khi huấn luyện thành thạo, chỉ huy Lữ đoàn và cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra nhận thức, kỹ năng tại từng vị trí chiến đấu. Để bắn chính xác mục tiêu bằng tên lửa, kíp chiến đấu trên tàu phải giỏi chiến thuật, các vị trí chiến đấu tác nghiệp chính xác mọi thông số bắn. 

{keywords}

 

“Từ khi tiếp nhận tàu về nước, chúng tôi đã quen với những bữa ăn dưới hầm máy với mùi dầu nồng nặc, những ngày huấn luyện quên ăn trưa và nhiều đêm thức trắng để khắc phục sự cố”, Thượng tá Minh chia sẻ. 

Trạng thái lặn và nổi là nhiệm vụ thường xuyên đối với cán bộ, thủy thủ, đòi hỏi tính hiệp đồng rất cao giữa các vị trí. “Chỉ cần một vị trí thao tác sai quy trình sẽ ảnh hưởng tới quá trình chuẩn bị của toàn tàu. Hiện nay, tàu ngầm của ta có thể chinh phục các độ sâu khác nhau trong giới hạn cho phép của tàu ngầm Kilo 636”, Thiếu tá Nguyễn Văn Hiển, Trưởng ngành Hàng hải, tàu ngầm 183 - TP.HCM nói. 

Lần đầu tiên được lặn cùng tàu ngầm trong vùng biển của ta, Thiếu tá Hiển có cảm giác rất rõ khi tàu từ từ lặn xuống. "Càng xuống sâu thì màng nhĩ càng căng ra, hơi đau nhẹ. Đến khi tàu lấy được độ sâu theo kế hoạch để hành trình thì tai cũng ổn định và quen với môi trường mới. Khác với tàu mặt nước, khi ở trạng thái lặn, tàu ngầm đi rất êm, ngược lại khi đi nổi thì dao động của tàu theo sóng biển, cảm giác khó chịu hơn tàu mặt nước rất nhiều”. 

Thượng tá Nguyễn Văn Bách, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn tàu ngầm 189 đánh giá, đến nay, tất cả cán bộ, thủy thủ của các kíp tàu đã khai thác, sử dụng thành thạo vũ khí, trang bị kỹ thuật được phân công. 

{keywords} 

Đại hội đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ 2 (nhiệm kỳ 2020-2025) xác định: Tập trung xây dựng Lữ đoàn cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, có chất lượng tổng hợp, trình độ, sức mạnh, khả năng sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, xứng đáng là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của quân đội. 

10 năm qua, Lữ đoàn tàu ngầm 189 đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất, hạng ba. Ba tập thể Tàu 182, 183 và 186 được Thủ tướng tặng bằng khen… 

{keywords}

Để có được kết quả trên, Thượng tá Nguyễn Văn Bách nhấn mạnh là nhờ vào tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật, tính bí mật và ý chí quyết thắng của mỗi thủy thủ tàu ngầm. 

“Tàu ngầm thực hiện nhiệm vụ là tuyệt mật, tuyệt đối không được chia sẻ với người ngoài, thậm chí là vợ con, người thân. Tàu ra khơi và về cảng đều không ai hay. Đó là quy định nằm lòng của tất cả các cán bộ, thủy thủ”, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 189 nói.   

Nơi làm việc của cán bộ, thủy thủ gói gọn trong không gian sinh hoạt chật, hẹp. Môi trường thiếu dưỡng khí, có nhiều loại khí độc hại và từ trường của trang bị kỹ thuật gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Trong khi đó, áp lực công việc lớn, đòi hỏi các vị trí chiến đấu cần phải tập trung cao độ, chỉ một sai sót nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình vận hành của tàu, thậm chí có thể gây nên thảm họa. 

“Yêu cầu đầu tiên là ý thức tổ chức, tính kỷ luật, tuyệt đối chấp hành nghiêm mệnh lệnh của người chỉ huy. Không được làm tắt, làm ẩu trong quá trình khai thác, sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật”, Thiếu tá Phan Văn Bình - Trưởng ngành thông tin, radar, sonar, tàu ngầm 186 - Đà Nẵng cho biết. 

Thượng tá Nguyễn Văn Quán, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn khẳng định: “Luôn kiên trung với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, cán bộ, thủy thủ quyết tâm xây dựng đơn vị thực sự vững mạnh về chính trị, nâng cao trình độ làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, chấp nhận gian khổ, sẵn sàng hy sinh, kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”. 

Minh Thúy - Quang Thắng         

Thiết kế: Quốc Dũng

Vượt trăm nghìn hải lý đưa tàu ngầm về cảng Cam Ranh

Bài 3: Vượt trăm nghìn hải lý đưa tàu ngầm về cảng Cam Ranh

Để đưa tàu ngầm về nước, mỗi lần chỉ một chiếc, phải trải qua hành trình dài 45 ngày qua 3 đại dương. Tàu ngầm được chuyên chở bằng tàu Rolldock Sea của Hà Lan.