Sau đây là những lỗi sai thường mắc khi làm bài thi môn Toán mà cô Hoàng Liên Nhung chỉ ra, thí sinh cần lưu ý:
Bài I thường là bài về rút gọn biểu thức chứa căn và các câu hỏi đi kèm:
- Câu 1 thường tính giá trị của biểu thức tại x = a. Học sinh khi trình bày thường quên kiểm tra x = a có thỏa mãn ĐKXĐ không.
- Câu 2 thường rút gọn biểu thức hoặc chứng minh biểu thức đã cho bằng một biểu thức đơn giản hơn. Có nhiều học sinh hay nhầm lẫn giữa dấu “=” và dấu “Û” do không hiểu bản chất của 2 loại dấu.
Cách nhớ: + Dấu “Û” dùng để biến đổi khi giải phương trình, bất phương trình, do vậy cần có 2 vế là vế trái và vế phải.
+ Dấu “=” được dùng để tính toán, rút gọn biểu thức, thường với đề bài là rút gọn biểu thức, xét hiệu.
- Ý thứ ba của bài rút gọn: học sinh quên kết hợp điều kiện xác định để tổng hợp kết quả.
Cách nhớ: Dùng bút khoanh phần điều kiện đã được cho trên đề thi, luôn viết lại điều kiện để nhớ kết hợp.
Bài II là các bài liên quan đến thực tế, gồm 2 phần:
1. Giải Toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:
- Gọi ẩn: không rõ ràng hoặc gọi sai, đặc biệt ở loại toán Năng suất chung – riêng. Ví dụ: Gọi thời gian người thứ nhất làm là x, hoặc gọi thời gian người thứ nhất làm xong công việc là x.
Cách sửa: đọc kĩ đề bài và gọi theo cách đề bài ra câu hỏi. Cụ thể với bài trên: Gọi thời gian người thứ nhất làm một mình xong công việc là x.
- Biểu diễn thiếu đại lượng.
Cách sửa: Lập nhanh bảng ra nháp, tất cả các ô của bảng có chứa ẩn đều cần được diễn tả bằng lời.
- Thiếu bước khi giải phương trình bậc 2: từ phương trình ax2 + bx + c = 0 suy ra luôn nghiệm.
Cách sửa: làm rõ cách tìm nghiệm: Sử dụng công thức nghiệm (tính D Þ nghiệm) hoặc phương pháp tách đưa về phương trình tích.
2. Hình học thực tế:
- Đáp số không đúng.
Lí do: Đổi đơn vị sai; không đọc kĩ đề bài
Cách nhớ:
+ Ghi lại toàn bộ các con số đề bài cho với kí hiệu của từng đại lượng kèm cả đơn vị.
+ Kiểm tra đơn vị đề bài cho và hỏi có tương thích không, nếu chưa cần đổi ngay trước khi tính toán.
+ Đọc kĩ đề bài với trường hợp cho con số bằng chữ (ví dụ: bọc gói quà hai lần, sơn nón năm lớp) để nhân lên số lần.
+ Viết công thức cần sử dụng, đối chiếu với các đại lượng đã ghi ở bước 1 xem đã đủ và giống nhau chưa. Thiếu đại lượng nào, chúng ta cần tìm cách tính đại lượng đó.
- Sử dụng sai dấu “=” và dấu “»”.
Cách sửa:
+ Đề bài cho p » 3,14: khi thay p bằng số 3,14 thì đầu dòng dùng dấu “»”
+ Yêu cầu làm tròn: dùng dấu “»”.
+ Sử dụng máy tính hoặc tính toán ra con số chính xác sau khi thay số: Dùng dấu “=”.
Ví dụ: S = p.R.l » 3,14 . 10. 5 = 15, 7
S = p.R.l » 3,14 . 10. 5 » 16
Bài III là dạng Toán liên quan đến phương trình, hệ phương trình thường gồm hai câu
1. Giải hệ phương trình: Học sinh thường quên đặt điều kiện cho ẩn.
Cách nhớ: phương trình có chứa căn, biểu thức dưới dấu căn cần không âm ( thì A ³ 0); có chứa mẫu thì mẫu khác 0.
2. Phương trình bậc hai (hoặc sự tương giao giữa Parabol hoặc đường thẳng)
- Ý a của bài toán có thể là tìm điều kiện của m để phương trình có 2 nghiệm phân biệt (hoặc để đường thẳng cắt Parabol tại 2 điểm phân biệt):
- Ý b của bài toán thường liên quan đến hệ thức Vi-et, có xuất hiện x1, x2. Đề có thể ra yêu cầu liên quan đến , hoặc . Để tính toán, học sinh có thể nghĩ đến việc bình phương 2 vế của phương trình hoặc bất phương trình để làm mất căn hoặc mất giá trị tuyệt đối, tuy nhiên lại có thể trình bày sai hoặc không có bước kiểm chứng.
Cách nhớ:
+ Dùng dấu Þ cho dòng bình phương 2 vế.
+ Hai vế cần không âm mới được bình phương nên cần đặt điều kiện hoặc sau khi ra kết quả phải có bước kiểm tra lại.
Bài IV là bài toán Hình, với dạng đề thường là 3 – 4 câu hỏi nhỏ
- Ngay từ bước đầu, học sinh có thể vẽ hình sai, dẫn đến không có điểm cả bài Hình. Các em cần đọc kĩ đề bài, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến tia đối.
- Câu 1 thường là chứng minh tứ giác nội tiếp hoặc chứng minh các điểm thuộc cùng một đường tròn. Khi chứng minh tứ giác nội tiếp một số học sinh có thể quên chỉ ra sử dụng dấu hiệu về góc đối hay đỉnh kề sẽ mất điểm.
- Từ câu 2 của bài Toán, học sinh thường phải sử dụng tính chất số đo góc nội tiếp bằng một nửa số đo cung bị chắn. Tuy nhiên ở câu này, bài đã có ít nhất 2 đường tròn. Học sinh dễ bị vội, quên xét góc nội tiếp của đường tròn nào hoặc chưa chứng minh tồn tại đường tròn đã có góc nội tiếp.
Để tránh sai, các em nên vẽ hình ra nháp và vẽ phác đủ các đường tròn mình có thể tìm thấy.
>>>Cập nhật những tin tức thi vào lớp 10 năm 2023 mới nhất<<<