{keywords}

Báo VietNamNet điểm lại 10 sự kiện nóng nhất trong năm 2021 như sau: 

{keywords}

Năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục tấn công 222 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho hơn 280 triệu người nhiễm, trong đó 5,4 triệu bệnh nhân đã tử vong, đồng thời gây ra những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, xã hội, giáo dục. Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã nỗ lực nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại vắc xin cùng các liệu pháp chữa trị. Nỗ lực tiêm chủng được đẩy mạnh ở khắp các châu lục đã tạo đà cho một loạt quốc gia chuyển hướng coi đây là bệnh đặc hữu, chấp nhận sống chung an toàn với Covid-19, thay vì cố gắng tiêu diệt tận gốc dịch bệnh. 

{keywords}

Sự xuất hiện của biến thể Omicron, được ghi nhận lần đầu ở Nam Phi hồi tháng 11, được xem như lời cảnh báo về tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vắc xin ngừa Covid-19. Độ bao phủ vắc xin không đồng đều chính là cơ hội để virus biến hóa ra nhiều chủng loại mới nguy hiểm hơn, đe dọa tiến trình chuyển sang "bình thường mới" của thế giới. Đứng trước tình hình này, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã lên tiếng kêu gọi thế giới cùng nhau đối phó và đưa ra những lựa chọn khó khăn nhưng cần thiết để đẩy lùi Covid-19.

Toàn cảnh đại dịch Covid-19

Cuộc chạy đua vắc xin Covid-19

Phát hiện biến thể mới có 32 đột biến của virus corona

{keywords}

Ngày 6/1/2021, đông đảo những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã kéo về Đồi Capitol, nơi có tòa nhà Quốc hội Mỹ, để phản đối kết quả cuộc bầu cử 2020. Họ vượt qua lực lượng an ninh, xông vào chiếm giữ và phá hoại một phần tòa nhà quốc hội nhằm ngăn chặn cuộc họp phê chuẩn chiến thắng của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Bạo loạn đã nổ ra khiến 5 người thiệt mạng. Sự kiện gây chấn động thế giới, ảnh hưởng lớn đến hình ảnh và uy tín của một quốc gia luôn nhấn mạnh các giá trị dân chủ, và khiến nhiều nước tin rằng Mỹ đang suy yếu.

{keywords}

Tổng thống Donald Trump sau đó đã bị luận tội kích động cuộc bạo loạn, nhưng được Thượng viện tha bổng. Đến nay, khoảng 700 người liên quan đã bị buộc tội, hầu hết là tội nhẹ như xâm nhập trái phép. Tuy nhiên, hàng chục người khác phải đối mặt với cáo buộc tấn công và sở hữu vũ khí có thể gây chết người mà mức án phạt sẽ rất nghiêm khắc. Các nhà bình luận cho rằng, cuộc bạo loạn là điều có thể đoán trước vì nó là đỉnh điểm của tình trạng chia rẽ xã hội và những cáo buộc của ông Donald Trump về gian lận bầu cử.

Toàn cảnh cuộc khủng hoảng trên Đồi Capitol

Bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội Mỹ qua lời người biểu tình

Ông Biden có hàn gắn được Mỹ?

{keywords}

Ngày 11/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Bắc Kinh đã bế mạc và thông qua nghị quyết mang tính bước ngoặt, đúc kết những thành tựu trọng đại và kinh nghiệm lịch sử trong 100 năm của đảng, vạch ra con đường cho tương lai. Đây là nghị quyết lịch sử thứ 3 được Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua kể từ khi thành lập, sau văn kiện năm 1945 của Chủ tịch Mao Trạch Đông nhằm xác lập mục tiêu của đảng và nghị quyết "về một số vấn đề lịch sử từ khi dựng nước đến nay" của ông Đặng Tiểu Bình năm 1981.

{keywords}

"Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc đoàn kết chặt chẽ hơn nữa quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt, thực hiện đầy đủ kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình đề ra", nghị quyết nêu rõ. Hội nghị cũng quyết định, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào nửa cuối năm 2022.

Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua nghị quyết mang tính lịch sử

Trung Quốc công bố toàn văn nghị quyết lịch sử 36 nghìn chữ

{keywords}

Sáng sớm 1/2, quân đội Myanmar bất ngờ bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các quan chức trong chính phủ do Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền. Quân đội Myanmar (Tatmadaw) đã ban bố tình trạng khẩn cấp và tuyên bố quyền lực đã được giao cho Thống tướng Min Aung Hlaing với cam kết tổ chức bầu cử trong vòng một năm. Tatmadaw tuyên bố cuộc tổng tuyển cử năm 2020 với phần thắng thuộc về NLD là không hợp lệ. Quân đội Myanmar đổ lỗi cho ủy ban bầu cử nước này đã không giải quyết các cáo buộc gian lận cử tri.

{keywords}

Quân đội Myanmar cho rằng, điều đó vi phạm hiến pháp và có thể dẫn đến "sự tan rã của khối đoàn kết dân tộc" và đây là lý do dẫn tới việc chuyển giao quyền lực cho quân đội. Các nhà hoạt động Myanmar đã tổ chức các phong trào bất tuân dân sự, đình công và tẩy chay các doanh nghiệp có liên quan tới quân đội. Những cuộc biểu tình nhanh chóng biến thành bạo lực khi các lực lượng an ninh thực hiện biện pháp mạnh để đáp trả. Tướng Min Aung Hlaing đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm. Ngày 6/12, bà San Suu Kyi bị kết án hai năm tù với nhiều tội danh mà quân đội đưa ra.

Toàn cảnh cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar

Ngày biểu tình đẫm máu ở Myanmar, ít nhất 18 người chết

Bà Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức Myanmar bị bắt

{keywords}

Ngày 30/8, những binh sĩ cuối cùng của Mỹ rút khỏi Afghanistan. Đây là cuộc chiến dài nhất, “hao người, tốn của” nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cuộc chiến không chỉ cướp đi sinh mạng của 2.448 binh lính Mỹ và khoảng 170.000 người Afghanistan, mà còn khiến Mỹ phải chi khoảng 300 triệu USD mỗi ngày trong suốt hai thập niên. Tổng thống Joe Biden khẳng định, Mỹ rút toàn bộ binh lính vì đã đạt được các mục tiêu khi đưa quân sang Afghanistan, đó là làm suy yếu mạng lưới khủng bố al-Qaeda và giúp ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự thảm kịch ngày 11/9/2001 nhằm vào Mỹ.

{keywords}

Tuy nhiên, trước đó 15 ngày, Taliban đã chiếm đóng thủ đô Kabul, tuyên bố sẽ sớm thông báo về việc thành lập “Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan”. Ngay sau khi giành quyền kiểm soát đất nước, Taliban đã trấn an thế giới bằng những lời hứa hẹn sẽ thúc đẩy hòa giải dân tộc, khẳng định tha thứ cho các đối thủ và bảo vệ quyền của phụ nữ theo đúng luật Hồi giáo. Tuy nhiên, cho tới giờ, chính quyền mới của Taliban vẫn chưa tạo được nhiều khác biệt khi phụ nữ vẫn bắt buộc phải đội khăn trùm đầu, bị yêu cầu tránh xa nơi làm việc và phải đối mặt với nhiều hạn chế khác.

Mỹ rút binh sĩ cuối cùng khỏi Afghanistan

Chiến sự ở Afghanistan

Taliban không giữ cam kết về quyền phụ nữ, LHQ lên tiếng

{keywords}

Trong năm 2021, tình hình Biển Đông với hàng loạt diễn biến nóng tiếp tục gây chú ý đối với cộng đồng quốc tế. Số hoạt động quân sự trên biển, dưới biển, trên không gia tăng nhanh chóng làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang và nguy cơ sự cố va chạm ngoài ý muốn. Đầu năm, Trung Quốc công bố luật Hải cảnh mới, cho phép cảnh sát biển nước này được sử dụng vũ khí đối với tàu nước ngoài trong trường hợp cần thiết. Tới tháng 3, hàng trăm tàu của Trung Quốc ngang nhiên dàn hàng gần Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

{keywords}

Những hành động của Trung Quốc đã bị quốc tế lên án mạnh mẽ. Mỹ, Nhật Bản, Australia, Pháp, Đức, Anh và nhiều quốc gia khác đã tổ chức tập trận, đưa tàu chiến qua Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng hải ở tuyến đường biển thương mại quan trọng nhất thế giới này cũng như không chấp nhận các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc. Mỹ đã đưa một loạt công ty Trung Quốc, trong đó có Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) vào danh sách đen vì có hành động gây sức ép đối với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

CNN công bố video hàng trăm tàu Trung Quốc ở Đá Ba Đầu

Oanh tạc cơ Trung Quốc tập trận ném bom, rải thủy lôi trái phép ở Biển Đông

Chiến hạm Đức lần đầu tiến vào Biển Đông sau gần 20 năm

{keywords}

Hồ sơ Pandora là tên gọi chung của 11,9 triệu tập tài liệu rò rỉ từ 14 tổ chức ngân hàng và hãng dịch vụ tài chính, được những người giàu có, quyền lực thuê để tạo lập các tài sản và quỹ tín thác ở những "thiên đường thuế" như Panama, Dubai, Monaco, Thụy Sĩ hay quần đảo Cayman… Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã tiến hành phân tích và xác minh tính chân thực của hồ sơ. Đợt công bố thông tin đầu tiên bắt đầu ngày 3/10, do một số hãng thông tấn "được lựa chọn" thực hiện.

{keywords}

Bộ tài liệu khổng lồ này chứa đựng những bí mật về các giao dịch và tài sản của 35 lãnh đạo thế giới (gồm cả những người đương nhiệm và đã về hưu), 100 tỷ phú và hơn 300 quan chức, từ các bộ trưởng chính phủ, thẩm phán đến các thị trưởng, tướng lĩnh quân đội ở hơn 90 quốc gia. Một số người có tên trong hồ sơ đang phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng, rửa tiền và trốn thuế ở nhiều nơi trên thế giới. Theo BBC, Hồ sơ Pandora là vụ rò rỉ "khủng" nhất trong những năm gần đây, lớn hơn nhiều so với Hồ sơ Panama năm 2016 và Hồ sơ Paradise năm 2017.

Tất tật về Pandora, hồ sơ mật hé lộ tài sản của loạt tỷ phú, chính khách

Hồ sơ Pandora - cơn sóng thần dữ liệu rò rỉ chấn động toàn cầu

'Mắt xích' giúp giới siêu giàu giấu tài sản

{keywords}

Tối 15/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh theo hình thức trực tuyến. Tại cuộc họp, Tổng thống Joe Biden tuyên bố mục tiêu của ông là đảm bảo sự cạnh tranh giữa hai nước "không biến thành xung đột". Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc khẳng định, hai bên phải tăng cường giao lưu và hợp tác để giải quyết nhiều thách thức đang gặp phải. Ông Tập đã so sánh hai nước Trung Quốc-Mỹ với "hai con tàu khổng lồ đang ra khơi", cần được giữ ổn định để không va chạm với nhau.

{keywords}

Sang đầu tháng 12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã họp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Putin. Đây cũng là một cuộc gặp được tiến hành trực tuyến. Hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ đã trao đổi thẳng thắn lập trường về một loạt vấn đề nhạy cảm như vấn đề Ukraina, NATO mở rộng về phía Đông… Tuy nhiên, cuộc hội đàm kết thúc mà chưa có giải pháp nào đối với những bất đồng đang khiến quan hệ hai nước xuống dốc. Mặc dù vậy, việc hai nhà lãnh đạo có thể đối thoại đã phát đi tín hiệu tích cực đối với việc kiểm soát mối quan hệ giữa hai cường quốc.

Lãnh đạo Mỹ - Trung khẳng định không muốn biến cạnh tranh thành xung đột

Giải mã cách tiếp cận mới của ông Biden với quan hệ Mỹ - Trung

Năm điểm chính của hội nghị trực tuyến Biden – Putin

{keywords}

Hôm 23/3, MV Ever Given, một trong những tàu chở hàng lớn nhất thế giới, có khả năng chở được 20.000 container cùng lúc, bất ngờ bị mắc cạn và bịt kín tuyến hàng hải qua kênh đào Suez, khiến mọi hoạt động di chuyển qua đây phải tạm dừng trong gần một tuần. Việc gián đoạn giao thông ở kênh đào Suez đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động giao thương, cũng như ngành công nghiệp vận tải biển toàn cầu. Nhiều tàu vận tải sau đó đã phải đổi hướng, vòng qua mũi Hảo Vọng của châu Phi, bất chấp việc thay đổi lộ trình như thế này gây tốn kém hơn.

{keywords}

Lloyd's List, một tạp chí tin tức về vận tải biển có trụ sở tại London (Anh), ước tính sau khi sự cố này xảy ra, giá trị hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez trung bình chịu thiệt hại lên tới 9,7 tỷ USD/ ngày, với 5,1 tỷ USD đối với các chuyến vận tải về phía tây, và 4,6 tỷ USD đối với các chuyến vận tải về phía đông. Với ước tính trên, nền kinh tế thế giới phải chịu thiệt hại tới 400 triệu USD/giờ, nếu như tàu MV Ever Given còn tiếp tục bị mắc kẹt giữa kênh đào Suez. Lloyd's List cũng cho hay, số lượng tàu thuyền trung bình đi qua kênh đào Suez là 93 chiếc/ngày.

Bị tàu chở hàng khổng lồ chắn ngang, kênh đào Suez 'tắc nghẽn' 

Thế giới thiệt hại hàng trăm triệu USD mỗi giờ sau sự cố kênh đào Suez

Hình ảnh hàng trăm tàu thuyền tắc nghẽn trên kênh đào Suez

{keywords}

Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc hôm 11/10 tuyên bố tiến trình đàm phán nhằm rút quân khỏi các khu vực tranh chấp dọc biên giới hai nước đã kết thúc mà không đạt được tiến triển nào. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết đã đưa ra “những đề xuất mang tính xây dựng”, song Trung Quốc “không đồng ý” và “không thể đưa ra bất kỳ đề xuất nào trong tương lai”. Trong khi, một phát ngôn viên của quân đội Trung Quốc cho hay nước này đã nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng và thể hiện sự chân thành, nhưng phía Ấn Độ “luôn đưa ra các yêu cầu phi lý và không thực tế, gây thêm khó khăn cho đàm phán".

{keywords}

Đây là cuộc đàm phán cấp tư lệnh đầu tiên giữa Ấn Độ và Trung Quốc sau 2 tháng đình trệ. Việc tiếp tục gặp bế tắc trong đàm phán đồng nghĩa với việc hai quốc gia vẫn sẽ giữ nguyên quân đội ở các khu vực tiền tuyến tại Ladakh. Kể từ tháng 2, cả Ấn Độ và Trung Quốc đã rút quân khỏi một số địa điểm nằm giáp mặt nhau ở các bờ phía bắc và phía nam Hồ Pangong, khu vực Gogra và Thung lũng Galwan. Tuy nhiên, hai nước được cho là vẫn đồn trú nhiều binh sĩ được hỗ trợ bởi pháo binh, xe tăng và máy bay chiến đấu dọc các khu vực nằm trên Đường kiểm soát thực tế Trung-Ấn (LAC).

Ấn Độ và Trung Quốc đàm phán biên giới thất bại

Đàm phán thất bại, xe tăng Trung Quốc tập trận rầm rộ sát Ấn Độ

Ấn Độ triển khai nhiều vũ khí Mỹ tới sát biên giới với Trung Quốc

Báo VietNamNet

Đồ họa: Hồng Anh - Video: Như Quỳnh