Thậm chí nhiều cư dân mạng cho rằng hành vi của cô đáng bị pháp luật xử lý. Nhiều người thẳng thắn nêu quan điểm riêng, lên án gay gắt hành động khoe của, chiêu trò câu like của nữ DJ 9X.
Mặc dù pháp luật nghiêm cấm hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, Su Tây nói rằng cô đem tiền đi tắm sau đó phơi khô xếp lại, nghĩa là cô ấy chưa có hành vi phá hủy, nên chưa đủ căn cứ để xử lý.
Giải thích cho hành động của mình, cô gái nói: "Tại tính em vui và hay thích làm mấy chuyện bựa bựa. Toàn bộ số tiền là do em làm ra, em đâu có ngửa tay xin ai mà sợ”.
Cô gái này cho biết, đoạn video được quay khi cô đang đi du lịch ở nước ngoài, số tiền vào khoảng 100 triệu đồng. "Mỗi tháng em thu nhập 20 triệu đồng, nếu dành dụm thì để ra được số tiền 100 triệu đồng cũng không quá khó. Đây là số tiền tự tay em kiếm được chứ không phải đại gia nào cho.", nữ DJ khẳng định.
Liên quan đến sự việc trên, luật sư Nguyễn Đức Chánh - Đoàn Luật sư TP. HCM đã có cuộc trao đổi trên Thanh Niên, ông cho rằng hành động tắm tiền của Su Tây sẽ không bị khép tội.
Theo luật sư Chánh cho biết: “Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, pháp luật chỉ nghiêm cấm hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. Song, Su Tây nói rằng mình đem tiền đi tắm sau đó phơi khô rồi xếp lại, nghĩa là cô ấy chưa có hành vi phá hủy. Như vậy, chưa đủ căn cứ để khép tội”.
Trong khi đó, Luật sư Phạm Đình Đức - Đoàn Luật sư TP. HCM cho biết, Điều 98 Bộ luật Hình sự 1985 quy định: “Phạt tù từ 5 – 15 năm đối với hành vi phá hủy tiền tệ; phạm tội trong trường hợp đặt biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mười năm, tù chung thân hoặc tử hình.”.
Tuy nhiên, từ 01/07/2000 Bộ luật Hình sự 1999 chính thức có hiệu lực và thay thế cho Bộ luật Hình sự 1985; trong Bộ luật Hình sự 1999 không hề đề cập đến tội phá hủy tiền tệ.
Nghĩa là, từ 01/07/2000 hành vi phá hủy tiền tệ của chính mình không còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Song trên tinh thần của pháp luật nước nhà thì hành vi phá hủy tiền tệ với mục đích “không giản đơn” nhưng đủ để cấu thành tội khác thì bị truy cứu đối với tội danh tương ứng.
Dù chưa đủ cơ sở để xử lý theo pháp luật, nhưng hành động của cô đã vấp phải vô số chỉ trích lên án từ dư luận. Nhiều người cho rằng cô không biết quý trọng đồng tiền. Trong khi có nhiều người lao động cực khổ bới rác hay bán hàng rong kiếm ăn từng bữa ngoài đường.
Một số ý kiến bình luận, trò tắm tiền khoe của nay đã không còn mới, đây là cách học đòi, cố tỏ ra mình đẳng cấp của một số bạn trẻ lần đầu có cơ hội cầm trong tay số tiền lớn.
Bạn Nhân Võ hài hước bình luận: “Mình đang tưởng tượng sau màn khoe tiền này là khuôn mặt mệt mỏi nhặt lại từng đồng trong nước, hoặc cái mặt nghệch ra khi thấy thiếu vài tờ”.
Bạn V.Hung bày tỏ ý kiến: "Các Bác phải thông cảm cho em nó, từ núi xuống kiếm ăn mà. Vô tình thành TRIỆU PHÚ nên phải KHOE với thiên hạ chớ. Bố mẹ em nó thấy cảnh này bảo đảm nở mày nở mặt".
Theo Viva/NDT
Mặc dù pháp luật nghiêm cấm hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, Su Tây nói rằng cô đem tiền đi tắm sau đó phơi khô xếp lại, nghĩa là cô ấy chưa có hành vi phá hủy, nên chưa đủ căn cứ để xử lý.
Giải thích cho hành động của mình, cô gái nói: "Tại tính em vui và hay thích làm mấy chuyện bựa bựa. Toàn bộ số tiền là do em làm ra, em đâu có ngửa tay xin ai mà sợ”.
Cô gái này cho biết, đoạn video được quay khi cô đang đi du lịch ở nước ngoài, số tiền vào khoảng 100 triệu đồng. "Mỗi tháng em thu nhập 20 triệu đồng, nếu dành dụm thì để ra được số tiền 100 triệu đồng cũng không quá khó. Đây là số tiền tự tay em kiếm được chứ không phải đại gia nào cho.", nữ DJ khẳng định.
Liên quan đến sự việc trên, luật sư Nguyễn Đức Chánh - Đoàn Luật sư TP. HCM đã có cuộc trao đổi trên Thanh Niên, ông cho rằng hành động tắm tiền của Su Tây sẽ không bị khép tội.
Theo luật sư Chánh cho biết: “Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, pháp luật chỉ nghiêm cấm hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. Song, Su Tây nói rằng mình đem tiền đi tắm sau đó phơi khô rồi xếp lại, nghĩa là cô ấy chưa có hành vi phá hủy. Như vậy, chưa đủ căn cứ để khép tội”.
Trong khi đó, Luật sư Phạm Đình Đức - Đoàn Luật sư TP. HCM cho biết, Điều 98 Bộ luật Hình sự 1985 quy định: “Phạt tù từ 5 – 15 năm đối với hành vi phá hủy tiền tệ; phạm tội trong trường hợp đặt biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mười năm, tù chung thân hoặc tử hình.”.
Tuy nhiên, từ 01/07/2000 Bộ luật Hình sự 1999 chính thức có hiệu lực và thay thế cho Bộ luật Hình sự 1985; trong Bộ luật Hình sự 1999 không hề đề cập đến tội phá hủy tiền tệ.
Nghĩa là, từ 01/07/2000 hành vi phá hủy tiền tệ của chính mình không còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Song trên tinh thần của pháp luật nước nhà thì hành vi phá hủy tiền tệ với mục đích “không giản đơn” nhưng đủ để cấu thành tội khác thì bị truy cứu đối với tội danh tương ứng.
Dù chưa đủ cơ sở để xử lý theo pháp luật, nhưng hành động của cô đã vấp phải vô số chỉ trích lên án từ dư luận. Nhiều người cho rằng cô không biết quý trọng đồng tiền. Trong khi có nhiều người lao động cực khổ bới rác hay bán hàng rong kiếm ăn từng bữa ngoài đường.
Một số ý kiến bình luận, trò tắm tiền khoe của nay đã không còn mới, đây là cách học đòi, cố tỏ ra mình đẳng cấp của một số bạn trẻ lần đầu có cơ hội cầm trong tay số tiền lớn.
Bạn Nhân Võ hài hước bình luận: “Mình đang tưởng tượng sau màn khoe tiền này là khuôn mặt mệt mỏi nhặt lại từng đồng trong nước, hoặc cái mặt nghệch ra khi thấy thiếu vài tờ”.
Bạn V.Hung bày tỏ ý kiến: "Các Bác phải thông cảm cho em nó, từ núi xuống kiếm ăn mà. Vô tình thành TRIỆU PHÚ nên phải KHOE với thiên hạ chớ. Bố mẹ em nó thấy cảnh này bảo đảm nở mày nở mặt".
Theo Viva/NDT