{keywords}

XEM VIDEO: 

Chị Kate lần đầu đến Việt Nam khi nào?

Lần đầu tiên tôi đến Việt Nam là vào năm 2017, rất may là đúng dịp Tết, và đây là khoảng thời gian rất thú vị.

Tôi có dịp đi chợ hoa, hoa nở khắp nơi rất đẹp, mọi người thì bận rộn chuẩn bị Tết. Khi đó, tôi đã rất mong có dịp trở lại Việt Nam. Và tôi đã trở lại, không phải là khách du lịch mà là một nhà ngoại giao.

Trở lại Việt Nam với cương vị mới - Tuỳ viên văn hoá tại Đại sứ quán Mỹ - đúng vào tháng 8/2021, giai đoạn đỉnh điểm của dịch Covid-19, chị có tâm lý e ngại gì không?

Đây đúng là thời điểm phức tạp trên cả thế giới, Covid-19 ở khắp nơi. Mỗi quốc gia đều phải đối mặt với dịch bệnh, tôi cũng hiểu mình luôn phải giữ an toàn, có sức khỏe tốt. Nhưng tôi rất vui khi quay lại Việt Nam cùng với gia đình.

Càng ở đây, tôi càng cảm thấy yêu quý đất nước này.

{keywords}

Trước khi tới Việt Nam, chị đã học tiếng Việt?

Tôi đã học tiếng Việt được 6 tháng tại Mỹ trước khi trở lại Việt Nam và hiện vẫn tiếp tục học hàng tuần. Vì vậy tôi càng phải học thường xuyên.

Người Việt chúng tôi có câu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Tuy nhiên, tôi thấy chị học tiếng Việt tại Mỹ mới 6 tháng nhưng đã giao tiếp rất trôi chảy. Chị có bí quyết gì không?

Câu bạn vừa nói rất hay và đúng. Tôi thấy tiếng Việt, nhất là ngữ pháp rất khó. Tôi đã học 5 ngôn ngữ và cảm thấy tiếng Việt là khó nhất. Tôi đã nỗ lực xứng đáng khi mọi người đều trân trọng tôi khi tôi có thể nói chuyện bằng tiếng Việt với họ.

Lời khuyên của tôi là bạn hãy cố gắng đắm mình vào ngôn ngữ bạn học. Như tôi sẽ cố gắng sử dụng tiếng Việt nhiều nhất có thể, như nói chuyện với người lái taxi, người bán bánh mỳ hay đồng nghiệp ở văn phòng. Tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để học ngoại ngữ.

Công nghệ cũng giúp chúng ta rất nhiều trong việc học ngoại ngữ, các bạn có thể xem phim bằng tiếng Anh, học các chương trình trực tuyến. Tôi được biết chính phủ Mỹ có nhiều chương trình miễn phí tại Việt Nam, hãy tìm hiểu để có thông tin tham gia chương trình như vậy.

{keywords}

Chị đã hát rất truyền cảm bài Bụi phấn đúng vào dịp 20/11/2021 - ngày người Việt tri ân các thầy cô giáo. Tôi được biết có rất nhiều người chia sẻ clip này, họ gửi tới các thầy cô giáo của mình, của con cái mình như một lời chúc mừng. Vì sao chị chọn bài hát Bụi phấn? 

Lúc đầu tôi cũng chưa biết nhiều về ngày 20/11 ở Việt Nam. Nhưng khi trao đổi với các đồng nghiệp ở sứ quán, tôi hiểu rõ hơn và cũng muốn làm điều gì đó để thể hiện sự trân trọng, cảm xúc và ngọt ngào gửi tới người thầy. Chúng tôi đã quyết định chọn bài hát này.

Tôi đã tìm hiểu ý nghĩa của bài hát, của từng câu từ trong đó. Từ “Bụi phấn” không phải là từ phổ biến với những người mới học ngoại ngữ như tôi. Tôi đã nói chuyện với cô giáo và cô giúp tôi hiểu rõ hơn hình ảnh bụi phấn trên tóc thầy.

Đây là trải nghiệm rất hay khi bạn hát ca khúc thể hiện sự trân trọng với người thầy của mình. Tôi đến studio để tập cùng một thầy giáo dạy nhạc. Thầy dạy tôi cách hát sao cho thật hay, cách bắt đúng nhịp vì tôi không phải là ca sỹ chuyên nghiệp.

Phải mất vài tuần để tập hát, đặc biệt là cách phát âm, tôi tập đi tập lại và cuối cùng thành công.

{keywords}

Tôi nghĩ mọi người khắp nơi trên thế giới đều trân trọng người thầy của mình. Tại sứ quán, chúng tôi có nhiều chương trình hỗ trợ giáo viên Việt Nam, đặc biệt là học tiếng Anh. Chúng tôi đưa giáo viên dạy tiếng Anh từ Mỹ sang để làm việc với giáo viên và sinh viên Việt Nam tại các trường đại học. Đây là cơ hội quý giá cho nhiều học sinh có thể giao lưu với người bản xứ.

Và chúng tôi thực hiện chương trình này ở khắp các tỉnh thành của Việt Nam chứ không chỉ ở các thành phố lớn.

Như chúng ta đều thấy, khi còn trẻ thì việc học ngoại ngữ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Vì vậy, chúng tôi có một chương trình mang tên Access, được thực hiện từ năm 2009, dạy tiếng Anh cho hơn 1.000 học sinh Việt Nam cấp phổ thông trung học trong vòng 2 năm và những học sinh này sau đó có thể sử dụng tiếng Anh cho mãi về sau.

Đó là những chương trình tiếng Anh rất có ý nghĩa mà chúng tôi có thể thực hiện với giáo viên và học sinh ở đây.

{keywords}

Đến Việt Nam với vai trò Tuỳ viên văn hoá chưa lâu, nhưng chị đã khá am hiểu về văn hoá Việt. Trong lĩnh vực hợp tác văn hóa, hai nước Việt -  Mỹ gần đây có những dấu mốc gì đáng chú ý? Và thời gian tới, chị có kế hoạch thúc đẩy hợp tác văn hoá ra sao?

Trong hơn 25 năm qua, mối quan hệ giữa hai nước càng ngày càng phát triển. Hợp tác về lĩnh vực văn hóa không phải là ngoại lệ. Chúng tôi luôn tìm kiếm những cách thức mới mẻ để hợp tác với chính phủ Việt Nam, với các tổ chức phi chính phủ và với người dân Việt.

Một trong những sáng kiến mà chúng tôi vô cùng tự hào là Quỹ bảo tồn văn hóa của Đại sứ Mỹ. Quỹ bắt đầu từ 2001 với 16 dự án trên khắp Việt Nam với tổng trị giá 1,2 triệu USD.

{keywords}

Mục tiêu của sáng kiến này là bảo tồn văn hóa Việt Nam. Việt Nam có một nền văn hóa và lịch sử đa dạng, phong phú và quan trọng. Vì vậy chính phủ Hoa Kỳ tự hào khi được chung tay với các tổ chức của Việt Nam trong việc lưu giữ, bảo tồn nền văn hóa đó.

Chúng tôi có những dự án như tu sửa di sản thành nhà Hồ thế kỷ 14 ở Thanh Hóa, dự án bảo tồn di sản hát Then ở Cao Bằng… và mong muốn có thể làm nhiều hơn nữa trong tương lai.

Nói về tương lai, tôi cũng muốn nhấn mạnh điều quan trọng là chúng ta cần nhìn về phía trước chứ không phải quá khứ. Chúng tôi mong muốn trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam những kiến thức để hòa nhập với thế giới trong tương lai kỹ thuật số ngày càng phát triển.

Tại Trung tâm Mỹ ở Hà Nội và TP.HCM, chúng tôi có những chương trình liên quan đến khoa học, robot, lập trình, chương trình tiếng Anh cho các nhóm đối tượng khác nhau, chương trình phát triển kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo… Những chương trình này đều mở cửa miễn phí cho công chúng. Vì thế chúng tôi vô cùng đón chờ những sáng kiến của năm 2022.

{keywords}

Và giờ là về Tết Việt, chị trải nghiệm Tết như thế nào?

Tôi rất mong chờ giây phút đón Tết tại Việt Nam, tôi sẽ đi Phú Quốc vì tôi sinh ra và lớn lên ở Florida, nơi bờ biển tràn ngập nắng. Tôi có thể đến thăm làng làm nước mắm, mọi người kể cho tôi nghe rất nhiều về nước mắm Phú Quốc.

Vào dịp Tết, chúng tôi có phong tục lì xì với mong muốn cầu chúc sự may mắn, hạnh phúc đến mọi người, chị có mong sẽ nhận được lì xì không?

Tôi rất thích tục lệ này và mong sẽ nhận được phong bao lì xì năm nay. Tôi đã chuẩn bị lì xì cho các con. Tại thư viện Trung tâm Mỹ, chúng tôi có buổi làm phong bao từ vật liệu tái chế, tôi cũng học làm để tặng các con.

Thái An - Xuân Quý - Đức Yên - Phạm Hải

Thiết kế: Nguyễn Trọng Tạo

Thế là mùi Tết...

Thế là mùi Tết...

Nhiều mùi gợi Tết. Có mùi nao nao nhớ nhung, có mùi mang hoài niệm, lại có mùi gợi miền xưa cũ, ký ức xa xôi.