Đó là các nước Pháp, Hà Lan, Áo, Phần Lan và Hungary.
Lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Pháp Marine Le Pen cam kết tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Pháp đi hay ở lại EU nếu bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới.
Trong khi đó, 2 tháng qua việc Hà Lan đi khỏi EU (hay gọi là Nexit) đã được đặt ra, sau khi cử tri Hà Lan áp đảo phản đối hiệp ước Ukraina-EU.
Những lo ngại của Đức đã được đưa ra trong một tài liệu chiến lược của Bộ Tài chính nước này. Chính phủ của bà Angela Merkel đang đối mặt với việc phải chi thêm 2.44 tỉ bảng mỗi năm cho ngân sách EU khi Anh rời đi.
Những lo ngại về tương lai EU khiến các quan chức chính phủ Đức đề xuất rằng nên tạo cơ hội cho Anh "đàm phán việc ra đi một cách xây dựng". Mục đích là làm cho Anh trở thành "nước đối tác thương mại" của EU - theo tờ báo Đức Die Welt.
Về phần mình, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo EU cần thay đổi cách thức của mình. "EU cần lắng nghe tiếng nói của người dân, đó là bài học lớn nhất từ quyết định vừa qua. Nhưng Châu Âu chỉ có thể mạnh nếu sớm đưa ra được câu trả lời cho những vấn đề nóng hổi như nhập cư, điều đó mới làm cho bản thân EU mạnh lên chứ không phải yếu đi. Nhưng EU thất bại trong việc giải quyết những vấn đề này" - ông Orban nói.
Một nhà chỉ trích khác của EU, lãnh đảo đảng cầm quyền Ba Lan Jaroslaw Kaczynski nói rằng, kết quả trưng cầu dân ý ở Anh cho thấy sự cần thiết phải cải cách của EU. "Kết luận là rõ ràng. Chúng ta cần một hiệp ước Châu Âu mới" - ông Jaroslaw Kaczynski nói.
Căng thẳng đang gia tăng trên toàn EU, với Đan Mạch, Pháp, Ý, Hà Lan và Thuỵ Điển đang đối mặt yêu cầu trưng cầu dân ý.
Theo Lao Động
Lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Pháp Marine Le Pen cam kết tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Pháp đi hay ở lại EU nếu bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới.
Trong khi đó, 2 tháng qua việc Hà Lan đi khỏi EU (hay gọi là Nexit) đã được đặt ra, sau khi cử tri Hà Lan áp đảo phản đối hiệp ước Ukraina-EU.
Những lo ngại của Đức đã được đưa ra trong một tài liệu chiến lược của Bộ Tài chính nước này. Chính phủ của bà Angela Merkel đang đối mặt với việc phải chi thêm 2.44 tỉ bảng mỗi năm cho ngân sách EU khi Anh rời đi.
Những lo ngại về tương lai EU khiến các quan chức chính phủ Đức đề xuất rằng nên tạo cơ hội cho Anh "đàm phán việc ra đi một cách xây dựng". Mục đích là làm cho Anh trở thành "nước đối tác thương mại" của EU - theo tờ báo Đức Die Welt.
Về phần mình, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo EU cần thay đổi cách thức của mình. "EU cần lắng nghe tiếng nói của người dân, đó là bài học lớn nhất từ quyết định vừa qua. Nhưng Châu Âu chỉ có thể mạnh nếu sớm đưa ra được câu trả lời cho những vấn đề nóng hổi như nhập cư, điều đó mới làm cho bản thân EU mạnh lên chứ không phải yếu đi. Nhưng EU thất bại trong việc giải quyết những vấn đề này" - ông Orban nói.
Một nhà chỉ trích khác của EU, lãnh đảo đảng cầm quyền Ba Lan Jaroslaw Kaczynski nói rằng, kết quả trưng cầu dân ý ở Anh cho thấy sự cần thiết phải cải cách của EU. "Kết luận là rõ ràng. Chúng ta cần một hiệp ước Châu Âu mới" - ông Jaroslaw Kaczynski nói.
Căng thẳng đang gia tăng trên toàn EU, với Đan Mạch, Pháp, Ý, Hà Lan và Thuỵ Điển đang đối mặt yêu cầu trưng cầu dân ý.
Theo Lao Động