Nấm Tùng Nhung xuất hiện nhiều ở trong các khu rừng nhiều cây lá kim của Shangrila, và người dân thường sử dụng cách hái thủ công. Lúc này, nấm có giá khá rẻ, nhưng khi vào đến các bàn tiệc của những nhà hàng lớn, một đĩa nấm Tùng Nhung chỉ có vài lát có giá lên đến 1600 nhân dân tệ, tương đương khoảng 250 USD/đĩa. Để có thể thưởng thức kỹ hương vị của loại "nấm vua" này, thực khách đôi khi phải mất đến cả ngàn USD.
Nấm Tùng Nhung thường được nướng trên chảo gang sau khi tẩm ướp đơn giản. Nấm có mùi thơm của gỗ thông, vị bùi ngậy khó tả. Với những ai sống xa thiên nhiên, nấm Tùng Nhung là món ăn quý và còn là liều thuốc bổ dưỡng. Nấm Tùng Nhung không thể lai tạo theo kiểu nuôi trồng công nghiệp, chỉ mọc trên thân của cây thong ở những vùng đất có khí hậu tinh khiết, trong lành.
Với giá trị như thế, người dân ở những bản làng Shangrila bắt đầu các chiến dịch tìm nấm Tùng Nhung. Họ rời làng từ 3 giờ sáng, đi bộ và leo núi khoảng 20 km để đến khu vực có nhiều nấm. Dù vậy, với những người thân thuộc đường đi lối lại, tìm thấy loại nấm quý này hay không dều dựa vào vận may.
Quỳnh Như (Theo A bite of China)
Nấm Tùng Nhung thường được nướng trên chảo gang sau khi tẩm ướp đơn giản. Nấm có mùi thơm của gỗ thông, vị bùi ngậy khó tả. Với những ai sống xa thiên nhiên, nấm Tùng Nhung là món ăn quý và còn là liều thuốc bổ dưỡng. Nấm Tùng Nhung không thể lai tạo theo kiểu nuôi trồng công nghiệp, chỉ mọc trên thân của cây thong ở những vùng đất có khí hậu tinh khiết, trong lành.
Với giá trị như thế, người dân ở những bản làng Shangrila bắt đầu các chiến dịch tìm nấm Tùng Nhung. Họ rời làng từ 3 giờ sáng, đi bộ và leo núi khoảng 20 km để đến khu vực có nhiều nấm. Dù vậy, với những người thân thuộc đường đi lối lại, tìm thấy loại nấm quý này hay không dều dựa vào vận may.
Quỳnh Như (Theo A bite of China)