LTS: Việt Nam là một quốc gia biển. Từ ngàn đời, biển mang đến nguồn sống cho người dân Việt Nam, biển đảo là cương vực quốc gia thiêng liêng mà biết bao thế hệ đã hy sinh xương máu để gìn giữ. Từ năm 2012 đến năm 2019, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức 8 đoàn kiều bào với gần 600 lượt đại biểu ra thăm huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1… Bà con đã được tận mắt chứng kiến những đổi thay trên các đảo nổi, đảo chìm và cảm nhận ý chí quyết tâm của quân và dân ta trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vì thế, dù có thể phải đối mặt với những cơn say sóng đến mềm người, phải cùng nhau chia sẻ khoảng không nhỏ bé trên những chiếc giường 3 tầng ở trên tàu, nhưng cứ vào tháng 4 hằng năm, người Việt xa xứ lại luôn sẵn sàng gác lại công việc bộn bề, vượt qua hàng ngàn hải lý để đến với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta nơi đầu sóng, ngọn gió. Thậm chí, tuổi tác cũng không còn là rào cản ngăn trở quyết tâm đến với biển đảo quê hương. Sau mỗi chuyến đi, kiều bào khi trở về quốc gia mình đang làm ăn sinh sống, đã trở thành những tuyên truyền viên tích cực lan tỏa tình yêu biển đảo trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Đây là một chuyến đi rất đặc biệt trong cuộc đời mỗi người dân đất Việt, nhất là với những kiều bào như chúng tôi. Phải nói đây là may mắn hiếm có, những gì đã trực tiếp chứng kiến và cảm nhận tại đó còn theo chúng tôi trong suốt cuộc đời. Một kiều bào trở về quê hương cảm xúc đã dâng trào, huống hồ còn được ra thăm quần đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, đó là điều may mắn không phải ai cũng có.
Hành trình 10 ngày, thăm nhiều đảo và nhà giàn DK1, đến bất cứ đâu, trong tôi cũng đều ngập tràn những cảm xúc khó tả. Chỉ trong mười ngày mà tôi như sống cả nhiều cuộc đời, vui có, buồn có, những nụ cười tươi và cả những nghẹn ngào!
Tôi nghĩ và hy vọng chuyến thăm Trường Sa đã khiến một số người thay đổi nếp nghĩ, cách sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật, trong đó có tôi! Những lo toan về đời sống vật chất không còn quá quan trọng nữa, bởi trong đời có nhiều thứ thiêng liêng hơn. Tinh thần đoàn kết và chia sẻ được khơi dậy! Đó quả là những kỷ niệm đẹp và những thời khắc khó quên trong đời.
Cuốn Kiều bào với Trường Sa của tôi được viết dưới dạng truyện ký. Một mặt sách ghi lại hành trình chuyến đi, đến từng đảo, những hình ảnh ghi nhận, mặt khác nêu những những cảm xúc của tôi và của mọi người mà tôi hân hạnh được gặp trong chuyến đi hoặc khi chúng tôi đến các hòn đảo hay nhà giàn.
Ví như khi đến hòn đảo chìm đầu tiên thì đại biểu nào cũng cảm thấy xót xa khi thấy các cán bộ và chiến sĩ sống và sinh hoạt trong những điều kiện còn rất thiếu thốn. Nhìn từ xa, hòn đảo nhỏ chênh vênh giữa biển khơi và những con sóng, không hề có cây xanh. Khi lên đảo, thấy các chiến sĩ trồng rau xanh trong những cái bồn lớn và được che chắn cẩn thận để tránh làn nước biển bắn vào khi sóng to gió lớn.
Hoặc niềm xúc động khi các đại biểu được được chứng kiến buổi chào cờ trên đảo Song Tử Tây… Và nhất là cuộc chia tay có lẽ là bịn rịn nhất khi đoàn rời khỏi đảo Trường Sa để đến nhà giàn DK1.
Ngoài ra, cuốn sách cũng dành một chương để một các số “chiến sĩ Trường Sa”, tức các đại biểu trong đoàn chia sẻ những cảm xúc thực của họ trong chuyến đi, và tôi cũng viết về những hoạt động của kiều bào Pháp hướng về biển đảo Việt Nam.
Qua tác phẩm này, tôi muốn gửi đến các bạn đọc, đến đồng bào trong và ngoài nước những hình ảnh chân thực của đời sống trên các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đó là tinh thần bất khuất, kiên cường của các cán bộ chiến sĩ hải quân ngày đêm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. Và trên hết là những tình cảm, tình yêu mà kiều bào dành cho vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Có thể khẳng định, mỗi người dân kiều bào hiện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài đều là một phần gắn kết không thể thiếu của nước Việt Nam. Kiều bào và đồng bào trong nước luôn đoàn kết gắn bó vì chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Đúng vậy, trong suốt chuyến đi, tôi đã rất phấn khích, đã rất hồ hởi để có thể viết cuốn sách này. Thế nhưng khi về đến đất liền, về đến Pháp, tôi đã rất khó để viết ra… Bởi có biết bao điều muốn nói và cả những điều tôi cứ muốn giữ cho riêng mình.
Tôi muốn thú nhận một điều, đó là sau chuyến đi, về đất liền, sau đó là về Pháp, sau nhiều tháng liền tôi đã không muốn trò chuyện với ai về biển đảo Trường Sa, những kỷ niệm quá quý báu đối với tôi mà mỗi khi nhắc đến, tôi đều nghẹn ngào khó diễn tả bằng lời. Những ý tưởng cứ phảng phất chập chờn, rất mong manh, rồi cứ lần lữa mãi và phải đến gần 3 năm sau tôi mới bắt đầu viết được. Quả thật, khi viết xong, tôi nhẹ lòng.
Tôi rất vui khi cuốn sách đến tay bạn đọc. Và từ khi ấy, tôi đã nhận được không ít tin nhắn cảm ơn, vì tôi đã lên tiếng nói thay khá nhiều người, bày tỏ tình cảm đối với quần đảo Trường Sa. Cũng qua tác phẩm này, tôi muốn gửi thông điệp đến đồng bào trong nước rằng, kiều bào luôn hướng về Tổ quốc với những tình cảm, tình thương mến chân thành nhất.
Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định trên, bởi cho dù chúng tôi là kiều bào ở đâu, tại quốc gia nào, sinh sống bằng nghề gì… thì đều có mẫu số chung là Tổ quốc Việt Nam thương yêu và Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ không thể tách rời của đất nước ta.
Sống tại Pháp, tôi có dịp giao lưu với nhiều giới, cho dù chính kiến họ ra sao nhưng mỗi khi có sự kiện liên quan đến Tổ quốc, đến lãnh hải Việt Nam thì tất cả đều chung một ý chí, đấu tranh vì chủ quyền của dân tộc. Quả thật, chuyến đi đã cho tôi những cái nhìn cụ thể và gần gũi hơn, cho tôi được mục sở thị những ý thức, suy nghĩ, cách ứng xử của mỗi đại biểu kiều bào đối với mỗi hòn đảo và với các cán bộ sĩ quan, chiến sĩ hải quân, với cả những hộ dân hiện đang sinh sống trên đảo.
Mỗi đại biểu kiều bào chúng tôi đều sẵn sàng tự nguyện biến thành những cánh nhạn để loan tin, đưa những thông tin thiết thực mà chúng tôi đã thu nhận trực tiếp để quảng bá đến bà con kiều bào, bạn bè quốc tế, những người chưa có cơ hội tới Trường Sa, chưa được tận mắt chứng kiến hình ảnh, hơi thở, nhịp sống nơi Trường Sa.
Kể từ khi đi thăm Trường Sa về và bắt đầu viết cuốn sách Kiều bào với Trường Sa, tôi đã quyết định viết dưới dạng truyện ký, chân thật và thành thực với những cái tên chính xác từng kiều bào đang sinh sống và làm việc trong từng quốc gia cụ thể. Nói thật, tôi cũng có tham vọng, tác phẩm này sẽ góp phần kết nối những kiều bào với nhau, kết nối kiều bào với đồng bào trong nước, để may mắn có ai đó khi đã đọc cuốn sách của tôi và đến một quốc gia nào đó, họ hoàn toàn có thể tìm và kết nối với các kiều bào sở tại.
Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi này, nó rất thú vị, cùng lúc lại bao hàm rất nhiều điều. Thực sự, chỉ khi ta đã xa quê hương, đã thành đạt và đã có một vị trí nhất định tại xứ người thì mới thực sự thấu hiểu mong ước của những kiều bào muốn được trở về quê hương, trực tiếp tham gia, công hiến cho Tổ quốc, như câu nói “Lá rụng về cội”!
Tôi rất vui và hoàn toàn ủng hộ những biện pháp gần đây của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam nhằm thu hút nguồn lực đầu tư của nước ngoài và nhất là của giới kiều bào. Tôi nhận thấy các chính sách đãi ngộ đã được cải thiện rất nhiều. Là một kiều bào và cũng ít nhiều có những quan hệ công việc với trong nước, tôi mong muốn, nếu có thể được, thì những bước liên quan đến thủ tục hành chính, chính sách thuế, việc mua nhà ở… nên cải thiện hơn nữa đối với kiều bào.
Nhà văn, dịch giả Việt kiều Hiệu Constant, SN 1971, quê quán huyện Thường Tín, Hà Nội. Hiện bà đang sinh sống và làm việc tại Pháp. Bà cũng là nhịp cầu nối giữa nền văn học Pháp với độc giả Việt Nam với hơn 50 tác phẩm dịch và nhiều tiểu thuyết có giá trị. Tác phẩm “100 năm tấm lòng hướng về Tổ quốc” của bà là 1 trong 50 tác phẩm được lựa chọn và trao giải báo chí viết về tấm gương "Dân vận khéo" năm 2019…
Thành Nam thực hiện - Thiết kế: Quốc Dũng
Ảnh: NVCC, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam tại nước ngoài
Kỳ tới: Bát canh rau muống nấu sấu ở Trường Sa và nghĩa đồng bào
Nhà báo hải ngoại vượt biển đến Trường Sa để 'tai nghe, mắt thấy'
Không chỉ vượt sóng lớn của tự nhiên, nhiều kiều bào còn vượt cả sự dè dặt, nghi hoặc đến với Trường Sa, khi trở về họ trở thành cầu nối với kiều bào khác, trở thành những “Đại sứ không chuyên” trong khẳng định chủ quyền biển đảo.