Bầu cử tổng thống mỹ 2024

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: 3 bang bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp

Quá trình bỏ phiếu sớm bầu tổng thống Mỹ đã bắt đầu tại 3 bang Minnesota, Nam Dakota và Virginia khi còn một tháng rưỡi nữa mới đến ngày tổng tuyển cử quốc gia 5/11.

Hỏi - đáp Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Tại sao ngày bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày thứ ba sau thứ hai đầu tiên của tháng 11?

Việc lựa chọn thời gian bầu cử Tổng thống vào tháng 11 xuất phát từ bối cảnh nông nghiệp Mỹ thế kỷ 19. Trong những năm 1800, phần lớn công dân Mỹ là nông dân và sống xa điểm bỏ phiếu, nên họ cần thời gian ít nhất 1 ngày để di chuyển tới địa điểm bầu cử.

Việc bầu cử dịp cuối tuần là bất hợp lý, bởi hầu hết mọi người đều dự lễ nhà thờ vào Chủ nhật, còn thứ tư lại là ngày họp chợ của nông dân. Vì vậy, thứ ba là ngày thuận tiện nhất. Tháng 11 được chọn bởi đây là thời gian nhàn rỗi nhất trong năm của nông dân, không trùng với mùa gieo hạt hay thu hoạch.

Quốc hội Mỹ năm 1845 đã chính thức thông qua một đạo luật liên bang chỉ định thứ ba sau thứ hai đầu tiên của tháng 11 là ngày bầu cử Tổng thống. Việc chọn thứ ba sau ngày thứ hai đầu tiên để tránh cuộc bầu cử rơi vào ngày 1/11, trùng vào ngày Lễ Các Thánh.

Phiếu đại cử tri và phiếu phổ thông là gì?

Nguyên nhân hệ thống bầu cử Tổng thống Mỹ hiện nay phức tạp là do các chính trị gia thời lập quốc, những tác giả của bản Hiến pháp, không ủng hộ cử tri trực tiếp bầu tổng thống.

Thay vào đó, Hiến pháp Mỹ lập ra Đại cử tri là những người được các bang lựa chọn để bỏ phiếu bầu Tổng thống thay mặt cho người dân. 

Số Đại cử tri của mỗi bang bằng tổng số nghị sĩ trong Quốc hội (Thượng viện và Hạ viện) của bang đó theo quy định của Hiến pháp. Riêng thủ đô Washington D.C. dù không có nghị sĩ trong Quốc hội nhưng vẫn được trao 3 phiếu đại cử tri theo Tu chính án số 23. Như vậy tổng số Đại cử tri hiện là 538 người.

Hiến pháp Mỹ không quy định cách thức lựa chọn Đại cử tri mà để các bang tự thực hiện việc này. Bởi vậy theo dòng lịch sử, hệ thống này đã được thay đổi rất nhiều so với quan điểm ban đầu của các nhà lập quốc, đặc biệt là có sự tham gia của người dân Mỹ thông qua các lá phiếu phổ thông.

Một cách tóm tắt, có thể hiểu hệ thống bầu cử Tổng thống Mỹ hiện nay gồm 2 loại phiếu bầu:

- Phiếu bầu phổ thông: Là lá phiếu được bỏ bởi tất cả các cử tri Mỹ đi bầu. Tuy nhiên việc kiểm phiếu và công bố kết quả bỏ phiếu được tiến hành dựa theo từng bang. Ứng cử viên giành đa số phiếu bầu phổ thông trên toàn quốc chưa chắc đã là người chiến thắng cuộc bầu cử.

- Phiếu đại cử tri: Sau khi việc kiểm phiếu phổ thông hoàn tất, các đại cử tri mới được lựa chọn dựa trên kết quả bầu phổ thông của mỗi bang. Ở hầu hết các bang, ứng cử viên giành số phiếu phổ thông cao nhất trong bang sẽ giành được toàn bộ phiếu đại cử tri của bang đó. Người giành quá bán phiếu đại cử tri trên toàn quốc, tương đương với 270 phiếu hiện nay, là người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống.

Quy trình kiểm phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ ra sao?

Hầu hết các bang ở Mỹ sẽ chờ sau ngày thứ ba của tháng 11 hoặc khi điểm bỏ phiếu đóng cửa mới bắt đầu kiểm đếm, dù hoạt động bỏ phiếu vắng mặt đã được tiến hành trước đó.

Khác với phiếu trực tiếp, các lá phiếu vắng mặt cần nhiều bước xử lý hơn, bao gồm: bóc phong bì, xác nhận tư cách cử tri, khớp chữ ký và quét lá phiếu. Toàn bộ lá phiếu sau đó sẽ được thu thập, đếm và xác minh trước khi được thống kê để đưa ra kết quả cuối cùng.

Sẽ mất nhiều ngày để biết được kết quả kiểm phiếu cuối cùng, bởi các bang ở Mỹ đặt ra những thời hạn khác nhau cho việc ghi nhận và chứng nhận kết quả bầu cử.

Thời hạn cuối cùng để các bang giải quyết các tranh cãi về kết quả bầu cử là ngày 8/12, sau đó cử tri đoàn ở mỗi bang sẽ chính thức xác nhận phiếu bầu cho Tổng thống và Phó Tổng thống.

Tới tháng 1/2025, Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp để xác nhận số phiếu đại cử tri, một ứng viên Tổng thống nhận được 270 phiếu đại cử tri hoặc nhiều hơn sẽ thắng cử. Phiên họp này thường do Phó Tổng thống Mỹ đương nhiệm tổ chức, nhưng do bà Harris là một trong những ứng viên tham gia nên Chủ tịch Thượng viện Mỹ sẽ chủ trì.

FBI tố tin tặc Iran đã công khai dữ liệu tranh cử trộm từ ông Trump

Cục Điều tra Liên bang (FBI) Mỹ nói rằng, nhóm tin tặc Iran trộm dữ liệu từ chiến dịch tranh cử của ông Trump đã công khai những bí mật mà họ nắm giữ.

Ông Trump lần đầu xuất hiện trước công chúng sau vụ ám sát hụt

Ứng viên đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 17/9 đã xuất hiện lần đầu trước công chúng chỉ hai ngày sau vụ ám sát hụt.

60 ngày trước bầu cử: Sự phân cực trong giới truyền thông Mỹ

Vừa là nguyên nhân và kết quả của sự chia rẽ trầm trọng trong xã hội Mỹ hiện nay, xu hướng phân cực trong giới truyền thông Mỹ đã dẫn đến nhiều cơ quan báo chí, kênh truyền hình đưa ra những bản tin sai sự thật hay thiên vị trên quan điểm chính trị.

60 ngày trước bầu cử: Tại sao nước Mỹ chia rẽ trầm trọng?

Xã hội Mỹ đang bị phân cực hơn bao giờ hết. Để hiểu tại sao tâm lý của cử tri Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà ngày bị chia rẽ và trái ngược hoàn toàn, nên nhìn lại lịch sử thế kỷ 20 và sự thay đổi của các giá trị, văn hoá, và cơ cấu nền kinh tế Mỹ.

60 ngày trước bầu cử Mỹ: Hai nền tảng chính sách đối lập

Trong bối cảnh nước Mỹ chia rẽ hơn bao giờ hết, có lẽ không ngạc nhiên gì khi hai ứng cử viên Tổng thống Donald Trump và Kamala Harris đưa ra những chính sách hoàn toàn đối ngược, cho thấy hai viễn cảnh hoàn toàn khác về một nước Mỹ dưới họ.

Ông Trump từ chối tranh luận lần thứ hai với bà Harris

Cựu Tổng thống Trump tuyên bố sẽ không tranh luận lại với bà Harris, bất chấp việc một số thành viên đảng Cộng hòa thúc giục ông làm vậy.

Đảng Cộng hòa thúc giục ông Trump tranh luận lần hai với bà Harris

Đảng Cộng hòa muốn ông Trump chấp nhận cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris, trong khi cựu Tổng thống Mỹ tuyên bố chỉ nhận lời nếu sự kiện được tổ chức "công bằng".

Ông Kennedy cảnh báo tỷ lệ ủng hộ ông Trump sụt giảm sau phiên tranh luận

Ông Kennedy Jr. cảnh báo tỷ lệ ủng hộ với ông Trump sẽ sụt giảm trong các cuộc thăm dò vào tuần sau, bởi ông Trump đã không thể hiện quá tốt trong cuộc tranh luận với bà Harris.

Ông Trump gặp lại bà Harris chỉ vài giờ sau trận 'so găng'

Cựu Tổng thống Donald Trump và đối thủ Kamala Harris đã gặp lại nhau tại lễ tưởng niệm thảm họa khủng bố Mỹ 11/9/2001, chỉ vài giờ sau cuộc tranh luận trực tiếp đầy kịch tính giữa họ ở Philadelphia.

Ông Biden và tỷ phú Elon Musk lên tiếng về cuộc tranh luận Trump-Harris

Tổng thống Biden khẳng định bà Harris đã thể hiện tốt hơn ông Trump tại phiên tranh luận, trong khi tỷ phú Elon Musk cho rằng bà Harris chỉ đang "nói những lời hay ho".

Ông Trump tuyên bố cuộc tranh luận "bị gian lận"

Cựu Tổng thống Donald Trump đã lên án đài ABC News vì để bà Kamala Harris nói bất cứ điều gì mà bà muốn. Cuộc tranh luận Tổng thống giữa ông Trump và bà Harris thu hút 60,3 triệu người xem.

Tranh luận Harris - Trump trong một nước Mỹ đầy chia rẽ

Kamala Harris đã có một màn trình diễn tự tin đáng ngạc nhiên trong cuộc tranh luận Tổng thống với Donald Trump, khiến ông phải phòng thủ và bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công. Tuy nhiên, quyết định của cử tri sẽ không dựa vào ai đã tranh luận tốt hơn.

Ngôn ngữ cơ thể có sức mạnh như lời nói trong cuộc tranh luận tổng thống Mỹ

Ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris và đối thủ ở đảng Cộng hòa Donalad Trump đã định hình bầu không khí cho cuộc tranh luận diễn ra tối 10/9 ngay từ đầu mà không cần thốt ra một lời nào.

‘Áp đảo’ ông Trump khi tranh luận, bà Harris liệu có cầm chắc phần thắng?

Màn tranh luận không tốt của ông Trump trước bà Harris làm dấy lên mối lo của một số thành viên đảng Cộng hòa về việc ông chưa có sự chuẩn bị, và khả năng ứng phó với đối thủ mới.

Thăm dò sau tranh luận: 63% cử tri ủng hộ bà Harris

Kết quả thăm dò nhanh của CNN cho thấy phần lớn cử tri đều nhận định bà Harris đã có màn tranh luận tốt hơn ông Trump.

Ông Trump lên mạng xã hội tự nhận thể hiện tốt, bà Harris muốn tranh luận lần 2

Sau khi kết thúc cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ông Donald Trump lên mạng xã hội tự nhận mình đã thể hiện tốt trên sân khấu.

Bà Kamala Harris nói ông Donald Trump bị 81 triệu người sa thải

Ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris và đối thủ ở đảng Cộng hòa Donald Trump gọi nhau là kẻ nói dối và yếu đuối khi họ tranh luận lần đầu tiên trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.

Lưỡng đảng Mỹ phản ứng trái ngược về màn thể hiện của ông Trump và bà Harris

Trong khi bà Harris nhận được nhiều đánh giá tích cực từ đảng Dân chủ thì các nghị sĩ đảng Cộng hòa lại không ấn tượng với màn thể hiện của ông Trump.

Ông Trump và bà Harris lần đầu đối mặt trực tiếp, tranh luận gay gắt

Ông Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đã có cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình. Hai bên đã liên tục chỉ trích, và tranh luận gay gắt về các chính sách của nhau.

60 ngày trước bầu cử Mỹ: Một cuộc bầu cử không có tiền lệ

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 đã trở thành một sự kiện không giống bất kỳ cuộc bầu cử nào khác trong lịch sử nước Mỹ. Cử tri Mỹ đang bị chia rẽ rõ rệt, và cuộc bầu cử sắp tới đây sẽ là một thử thách lớn đối với sự ổn định của nền chính trị Mỹ.

Hình ảnh nước Mỹ theo dõi trận 'so găng' Trump – Harris

Công chúng Mỹ đang dồn sự chú ý về cuộc tranh luận trực tiếp trước tổng tuyển cử giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống Kamala Harris ở Philadelphia.

Ông Trump ở trạng thái ‘tinh thần tốt’, bà Harris kỳ vọng hút tài trợ

Phát ngôn viên cho chiến dịch tái tranh cử của ông Donald Trump cho biết cựu Tổng thống Mỹ đang ở trạng thái tinh thần tốt trước cuộc tranh luận trực tiếp với đối thủ Kamala Harris.

Lịch sự kiện

15/07/2024 - 18/07/2024

Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa, nơi ông Donald Trump được chọn làm ứng viên Tổng thống chính thức của đảng Cộng hòa

21/07/2024

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng, và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay thế làm ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ

19/08/2024 - 22/08/2024

Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ tại Chicago

10/09/2024

Cuộc tranh luận thứ 2 giữa 2 ứng viên tranh cử tổng thống do ABC News tổ chức

05/11/2024

Ngày cử tri bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ

03/01/2025

Phó Tổng thống Mỹ chủ trì cuộc kiểm phiếu của Đại cử tri đoàn tại phiên họp chung của Quốc hội Mỹ, công bố kết quả và tuyên bố người trúng cử

20/01/2025

Tân Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ chính thức tuyên thệ nhậm chức