1. Vẻ đẹp của tỉnh nào được lưu truyền trong câu ca dao: “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"?

  • A. Hà Giang
    0%
  • B. Nghệ An
    0%
  • C. Quảng Nam
    0%
  • D. Thanh Hóa
    0%
Chính xác

Với diện tích 16.490 km2, Nghệ An là tỉnh lớn nhất cả nước. Vẻ đẹp của Nghệ An được lưu truyền trong câu ca dao: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. 

Du khách có thể ghé thăm: Khu di tích lịch sử Kim Liên (quê hương của Chủ tích Hồ Chí Minh) hay Vườn Quốc gia Pù Mát, biển Cửa Lò, Cửa Hội, Những cung đường xanh uốn mình theo dòng sông Lam, Đồi chè Thanh Chương bao quanh là những hồ nước, Thung lũng hoa Phủ Quỳ, Đền Chung Sơn, ...

2. Tỉnh nào có nhiều ngọn núi lửa đã tắt?

  • A. Gia Lai
    0%
  • B. Lâm Đồng
    0%
  • C. Hà Giang
    0%
  • D. Hà Tĩnh
    0%
Chính xác

Gia Lai (16.490 km2) thuộc khu vực Tây Nguyên, là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 cả nước. Đây cũng là tỉnh nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc của núi rừng.

Gia Lai có khoảng 30 dấu tích miệng núi lửa đã tắt ở Gia Lai, trong đó có nhiều cảnh quan đẹp như núi lửa Chư Đăng Ya, núi Hàm Rồng, thung lũng làng Ốp, Biển Hồ (Hồ T'Nưng),... Tỉnh còn có Đồi chè ở Biển Hồ được người Pháp trồng từ những năm 1920, hàng thông trăm tuổi đẹp như trong phim ở huyện Chư Păh... 

3. Tỉnh nào có cao nguyên được mệnh danh là "Viên ngọc xanh của núi rừng Tây Bắc"?

  • A. Lai Châu
    0%
  • B. Lào Cai
    0%
  • C. Sơn La
    0%
  • B. Yên Bái
    0%
Chính xác

Sơn La (14.174,4 km2) nằm ở khu vực Tây Bắc, cách Hà Nội hơn 300 km. Cao nguyên Mộc Châu của tỉnh được mệnh danh là “Viên ngọc xanh của núi rừng Tây Bắc”. Với khí hậu ôn hòa quanh năm có hoa trái, Mộc Châu là địa điểm hút khách với sắc màu của hoa mơ, hoa cải, hoa đào, hoa mận, ... Ngoài Mộc Châu, tỉnh còn nhiều điểm đến như Tà Xùa, đồi Pu Nhi, nơi du khách có thể sống chậm và tìm hiểu về nếp sống của người dân tộc bản địa.

4. Tỉnh nào được mệnh danh là “Thủ phủ Cà phê”?

  • A. Đăk Lăk
    0%
  • B. Lâm Đồng
    0%
  • C. Gia Lai
    0%
  • D. Đăk Nông
    0%
Chính xác

Đăk Lăk (13.125,4 km2), tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, được mệnh danh là "Thủ phủ cà phê của Việt Nam".

Đăk Lăk có vẻ đẹp tự nhiên phong phú, hài hòa với những dòng sông xen lẫn núi đồi, thung lũng, rừng nguyên sinh, … Khách du lịch đến Đăk Lăk không nên bỏ lỡ các điểm đến như: Tháp Yang Praong, Cánh đồng điện gió, Vườn quốc gia Yok Don, Thác Dray Nur - Thác Dray Sáp, …

5. Tỉnh nào có Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

  • A. Thanh Hóa
    0%
  • B. Quảng Nam
    0%
  • C. Huế
    0%
  • D. Ninh Thuận
    0%
Chính xác

Thanh Hóa (11.129,5 km2) là tỉnh có nhiều thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như: Bãi biển Sầm Sơn, Động Bích Đào, Động Hồ Công, Động Kim Sơn, Núi Nhồi, Suối cá Cẩm Lương, Vườn quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông...

Thành nhà Hồ (thành Tây Đô, An Tôn, Tây Kinh hay Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397. Thành nhà Hồ là công trình có kiến trúc độc đáo bằng đá quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và duy nhất còn lại ở Đông Nam Á. Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.

6. Tỉnh nào có 2 Di sản văn hóa thế giới?

  • A. Quảng Nam
    0%
  • B. Huế
    0%
  • C. Lâm Đồng
    0%
  • D. Thành phố Hồ Chí Minh
    0%
Chính xác

Quảng Nam (10.438,4 km2) là một tỉnh ven biển nằm ở cực bắc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam. Đây cũng là địa phương duy nhất của Việt Nam có 2 Di sản văn hóa thế giới gồm Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An. 

Ngoài 2 Di sản trên du khách không nên bỏ lỡ như: Bãi biển An Bàng, Tháp Chiên Đàn, Đỉnh Quế, Thánh Địa Mỹ Sơn, …

7. Tỉnh nào có thành phố từng được coi là "Thủ đô mùa hè của toàn Đông Dương"?

  • A. Lâm Đồng
    0%
  • B. Kon Tum
    0%
  • C. Điện Biên
    0%
  • D. Lai Châu
    0%
Chính xác

Lâm Đồng (9.773,5 km2) nằm trên cao nguyên Lâm Viên - Di Linh, có độ cao trung bình 800-1500 m so với mực nước biển, là một trong những vùng trồng rau, hoa, quả xứ lạnh lớn của cả nước. 

Vào những năm 40 của thế kỷ trước, thành phố Đà Lạt của tỉnh được coi là thủ đô mùa hè của toàn Đông Dương, là nơi lui tới của những tâm hồn nghệ sĩ. Nơi đây níu chân du khách bởi cảnh đẹp nên thơ, khí hậu ôn hòa, Đà Lạt là thành phố nghỉ dưỡng được gắn với nhiều mỹ từ như: "Xứ sở sương mù", “Thành phố ngàn hoa”, …

Ngoài thành phố Đà Lạt, du khách đến Lâm Đồng nên ghé thăm: Đồi chè Cầu Đất, Núi LangBiang, Chùa Linh Quy Pháp Ẩn, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, ...

8. Tỉnh nào được biết đến là nơi “Một con gà gáy ba nước cùng nghe”?

  • A. Hà Tĩnh
    0%
  • B. Kon Tum
    0%
  • C. Gia Lai
    0%
  • D. Quảng Ngãi
    0%
Chính xác

Kon Tum (9.689,6 km2) nằm ở phía bắc Tây Nguyên. Ngã ba Đông Dương ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi của tỉnh là nơi tiếp giáp Việt Nam - Lào - Campuchia, tại đây du khách có thể đến thử cảm giác "Một con gà gáy cả ba nước cùng nghe". 

Du khách không nên bỏ lỡ những địa điểm du lịch nổi tiếng của Kon Tum như: Rừng thông Măng Đen, Thác Yaly, Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Nhà rông Kon Klor, Toà Giám Mục, …

9. Tỉnh thành nào là nơi có điểm cực Tây của Việt Nam?

  • A. Hà Giang
    0%
  • B. Sơn La
    0%
  • C. Lai Châu
    0%
  • D. Điện Biên
    0%
Chính xác

Điện Biên (9.562,9 km2) là tỉnh ở Tây Bắc được biết đến với hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ. Cũng giống như Ngã ba Đông Dương ở Kon Tum, điểm cực Tây - A Pa Chải, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, nơi có cột mốc phân chia ranh giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc cũng là nơi được mệnh danh là nơi "Một con gà gáy cả ba nước đều nghe".

Điện Biên còn nổi tiếng với những điểm đến như: Vườn Anh Đào Mường Phăng, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, Cửa khẩu Tây Trang, Hồ Pa Khoang, ...

10. Tỉnh nào sở hữu 8/10 ngọn núi cao của cả nước?

  • A. Hà Giang
    0%
  • B. Lai Châu
    0%
  • C. Yên Bái
    0%
  • D. Lào Cai
    0%
Chính xác

Lai Châu (9.068,8 km2) là nơi xứ sở của những đỉnh núi đẹp hùng vĩ của đất nước, nơi đây có hơn 20 dân tộc sinh sống nên có rất nhiều nét khác biệt về văn hóa nơi đây.  

Lai Châu có đến 8/10 ngọn núi nằm trong top những ngọn núi hùng vĩ, hiểm trở nhất cả nước, có thể kể đến như: Fansipan (3.143 m, một phần thuộc Lào Cai), Pusilung (3.083 m), Putaleng (3.049 m), Bạch Mộc Lương Tử (3.046 m, một phần thuộc Lào Cai), Khang Su Văn (3.012 m), Tả Liên Sơn (2.996 m), Pờ Ma Lung (2.967 m), Chung Nhía Vũ (2.918 m).