TP Sầm Sơn, Hậu Lộc, Thị xã Nghi Sơn là địa phương ở Thanh Hóa có số tàu cá công suất lớn nhiều nhất. Tuy nhiên, từ Tết đến nay, đa phần số tàu này chỉ nằm bờ do giá xăng dầu tăng cao và thiếu nguồn lực lao động.

Sầm Sơn có tổng số hơn 1.700 tàu cá thì có 208 tàu lớn chiều dài 15m trở lên (công suất từ 400 đến 700CV). Trong số những tàu cá lớn nói trên, đến thời điểm hiện tại chỉ có hơn 20 tàu ra khơi theo hướng cầm chừng.

{keywords}
Tàu cá công suất lớn ở Sầm Sơn nối đuôi nhau nằm bờ do giá xăng dầu tăng cao

Anh Nguyễn Duy Hùng (SN 1975), phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn cho biết, nhà anh có tàu cá 600CV, từ Tết đến nay không dám ra khơi do chi phí đầu vào quá lớn, một chuyến ra khơi tiền lời của chủ tàu không bằng công của thợ.

Theo lý giải của anh Hùng, có hai nguyên nhân chính khiến chủ tàu chấp nhận nằm bờ là thiếu lao động và giá xăng dầu tăng cao.

“Như tàu của nhà tôi, để ra khơi được phải cần tới 10 lao động, mỗi lao động phải trả tiền công 500 nghìn/ngày. Trung bình mỗi chuyến ra khơi kéo dài từ 15 đến 20 ngày, chỉ tính tiền trả cho lao động đã mất 100 triệu, chưa tính đến các loại chi phí khác”, anh Hùng cho biết.

{keywords}
 
{keywords}
Anh Hùng đang che đậy lại dụng cụ đi biển
{keywords}
Dàn bóng đèn dùng để đánh bắt cá, chủ tàu chán nản chẳng thèm tháo cất bảo quản

Theo anh Hùng, chi phí tiền công lao động lớn là một nhẽ, việc giữ được lao động còn khó hơn. Bởi nghề đi biển rất bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Tháng có việc, tháng không nên hầu hết người lao động họ không mặn mà làm cho mình mà đi tìm việc khác khiến nguồn lực đi biển càng thêm khó khăn.

“Trước Tết, tàu nhà tôi tìm mãi mới đủ người, ra khơi được một chuyến cuối năm cũng dừng cho đến giờ. Ngoài không có lao động ra,  nay giá dầu lại tăng cao nên không thể đi được nữa. Tôi cũng đang tính tìm việc khác làm còn lấy tiền nuôi con ăn học”, anh Hùng chia sẻ.

Nhà anh Trịnh Tứ Thiệu (phường Quảng Tiến) có 5 tàu công suất từ 400 đến 600CV cũng nằm bờ nhiều ngày qua. Theo tính toán của anh Thiệu, mỗi chuyến đi 20 ngày, nếu cộng tiền dầu, trả công lao động thì phải chi phí khoảng 200 triệu đồng/ tàu.

{keywords}
Anh Thiệu đang rao bán một con tàu lấy tiền trả lãi
{keywords}
 
{keywords}
Bộ tời lâu ngày không ra khơi đã hoen gỉ

“Chi phí quá cao, sản lượng khai thác lại không được nhiều, chuyến nào may mắn trừ chi phí ra cũng còn dư được vài ba chục triệu, không thì coi như lỗ”, anh Thiệu cho biết.

Cũng theo anh Thiệu, 5 con tàu của gia đình anh đến thời điểm hiện tại đang còn nợ hơn 3 tỷ, anh cũng đang giao bán một con tàu 500CV lấy tiền trả lãi.

Theo ngư dân nơi đây, khi giá xăng dầu tăng cao, những tàu lớn là “chết” hẳn. Những loại tàu nhỏ, thuyền, bè mảng đi đánh bắt trong ngày cũng đang “ngắc ngoải”.

{keywords}
 
{keywords}
Lưới đánh bắt cá vứt bỏ chỏng trơ

Anh Nguyễn Văn Tuấn (phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn) cho biết, nhà anh có bè mảng đánh bắt ven bờ. Thông thường cứ khoảng 4h sáng là vợ chồng anh lại ra khơi đánh bắt cá đến khoảng 10h là vào bờ.

“Hôm nào trúng được mẻ, trừ tiền dầu ra cũng kiếm được tiền triệu. Thông thường cũng chỉ đủ ngày công 500 - 600 nghìn. Giá dầu giờ cao quá, nhà tôi đã nghỉ đi biển mấy hôm nay rồi, những ngày tới giá dầu không xuống chắc cũng phải tính tìm việc khác”, anh Tuấn cho biết.

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.700 tàu cá. Tính đến hết ngày 3/3, có 1.200 tàu cá không thường xuyên đi khai thác, chủ yếu là các tàu có công suất lớn chiều dài từ 15m trở lên. Nguyên nhân được xác định là do giá dầu và chi phí vật tư đầu vào tăng mạnh.

Lê Dương

Loạt tàu cá nằm bờ 'buồn thiu', trĩu lòng ngư dân cả đời bám biển

Loạt tàu cá nằm bờ 'buồn thiu', trĩu lòng ngư dân cả đời bám biển

Giá dầu tăng cao, hải sản bắt được giảm khiến ngư dân ở Khánh Hòa ngần ngại ra khơi dù đang vào vụ cá đầu năm.