Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 68/QĐ-TTg trong giai đoạn 2018 – 2021, Việt Nam đã thực hiện 161 dự án nhằm kết nối các doanh nghiệp trở thành các nhà cung ứng sản phẩm cho các khách hàng ở trong và ngoài nước. Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu. Hỗ trợ nghiên cứu phát triển ứng dụng chuyển giao, đổi mới sản xuất thử nghiệm, linh liện, phụ tùng, nguyên vật liệu.

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác, hỗ trợ của Trung tâm AJC (Nhật Bản), năm 2021, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm AJC, Viện nghiên cứu chính sách Công Thương, Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam thực hiện báo cáo nghiên cứu về hiện trạng liên kết các doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo.

Báo cáo mới đây của Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã nêu rõ về vấn đề hiện trạng liên kết của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và nêu ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển hơn nữa ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam. 

Ảnh: Lê Anh Dũng

Trong đó, có 3 vấn đề chính được các doanh nghiệp đề cập là: Thứ nhất, giảm chi phí sản xuất, cụ thể như; tiếp cận tín dụng tốt hơn, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ bổ sung công đoạn thiếu; quản trị tinh gọn, mặt bằng sản xuất phù hợp và lao động.

Thứ hai, nhu cầu hỗ trợ nhằm tăng năng lực sản xuất như hỗ trợ về tiêu chuẩn quốc tế, quy trình quản lý; năng lực thương mại và kết nối; cụm doanh nghiệp/hệ sinh thái để sản xuất cụm linh kiện hoàn chỉnh; tăng quy mô hoạt động của doanh nghiệp với sự đầu tư mới.

Thứ ba, tăng cơ hội kết nối về thông tin, thị trường mới. Hiện nay do dịch bệnh COVID-19, cơ hội chuyển dịch đầu tư/mua hàng từ Trung Quốc…

Về khuyến nghị chính sách, báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị về nâng cao năng lực của MSME để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua nâng cao chất lượng và giảm chi phí, cải thiện số lượng MSMEs sản xuất. Đồng thời thúc đẩy TNCs/FDIs để tìm kiếm các nhà cung cấp Việt Nam mới nhằm thúc đẩy FDI /TNCs liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam. Khuyến nghị về đẩy mạnh các hoạt động liên kết nhằm thực hiện liên kết thành công và hiệu quả, tăng tỷ lệ nội địa hoá cùng với đó là các chính sách vĩ mô đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến chế tạo nhằm tạo dung lượng thị trường, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng và xây dựng chiến lược phát triển bền vững MSMEs và Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Kim Duyên