1. 2 vị vua nào lấy chung một hoàng hậu?

  • Đinh Tiên Hoàng, Lê Trung Tông
    0%
  • Lê Trung Tông, Đinh Phế Đế
    0%
  • Đinh Phế Đế, Lê Đại Hành
    0%
  • Lê Đại Hành, Đinh Tiên Hoàng
    0%
Chính xác

Vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành là 2 vị vua đặc biệt trong lịch sử các triều đại phong kiến của Việt Nam vì cùng lấy chung hoàng hậu Dương Vân Nga. Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng qua đời, trong tình thế đất nước cấp bách bởi nguy cơ xâm lược, bà Dương Vân Nga chủ động nhường hoàng vị của con mình cho Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi lấy tên là vua Lê Đại Hành, phong Dương Văn Nga làm Hoàng hậu. Hai người có chung con gái là công chúa Lê Thị Phất Ngân, sau này là vợ của vua Lý Thái Tổ.

2. Vị vua Đinh này là hoàng đế đầu tiên của nước…?

  • Đại Việt
    0%
  • Đại Cồ Việt
    0%
  • Giao Chỉ
    0%
  • Đại Nam
    0%
Chính xác

Dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh khai mở triều đại nhà Đinh, khẳng định nước Nam độc lập hoàn toàn với phương Bắc. Ông cũng trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nước Đại Cồ Việt. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngay khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã “đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung diện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn là Đại Thắng Minh Hoàng Đế”. Hai năm sau (năm 970), vua đổi niên hiệu là Thái Bình.

Việc đổi xưng là hoàng đế, đổi tên nước thành Đại Cồ Việt và đặt niên hiệu được cho là ba việc làm khẳng định sự độc lập của nước Việt Nam thời bấy giờ mà trước đó không có hoặc hiếm có vị vua nào làm được.

3. Tên tuổi vị vua Lê gắn liền với triều đại nào?

  • Tiền Lê
    0%
  • Lê Sơ
    0%
  • Hậu Lê
    0%
  • Lê trung hưng
    0%
Chính xác

Vua Lê Đại Hành (941-1005) là người sáng lập triều Tiền Lê và trị vì trong 24 năm. Trước đó, ông làm quan đến chức Thập Đạo tướng quân dưới triều nhà Đinh, thời vua Đinh Tiên Hoàng. Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại, ông cùng Nguyễn Bặc, Đinh Điền đưa Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi, lúc đó Đinh Toàn mới 6 tuổi. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính.

Nhận thấy nhà Tống có dấu hiệu muốn xâm phạm bờ cõi, , Đại tướng Phạm Cự Lạng đề nghị tôn Lê Hoàn lên làm vua, thay cho vua nhỏ Đinh Toàn, để ổn định tình hình trong nước. Thái hậu Dương Vân Nga và quân sĩ đồng thanh ủng hộ. Dương Thái hậu đã sai người lấy áo long bào khoác lên cho ông, Lê Hoàn lên ngôi, tức vua Lê Đại Hành. Năm 981, vua lãnh đạo quân và dân Đại Cồ Việt đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống, mở ra giai đoạn độc lập lâu dài cho đất nước.

4. Địa phương nào có đền thờ cả hai vị vua này?

  • Phú Thọ
    0%
  • Hà Nội
    0%
  • Ninh Bình
    0%
  • Thanh Hóa
    0%
Chính xác

Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành đều lên ngôi, đóng đô tại Ninh Bình ngày nay. Hiện đền thờ hai vị vua cùng nằm trong di tích cố đô Hoa Lư, xây dựng từ thế kỷ XVII. Đây là một trong những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam và cũng là vùng lõi của Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận.

Ninh Bình và kinh đô Hoa Lư gắn với lịch sử của ba triều đại phong kiến Việt Nam. Từ vua Đinh Tiên Hoàng là người dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt, đến vua Lê Đại Hành (nhà Tiền Lê) tiếp quản. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, nơi đây trở thành cố đô.

5. Có bao nhiêu vị vua từng đóng đô tại Hoa Lư?

  • 3
    0%
  • 4
    0%
  • 5
    0%
  • 6
    0%
Chính xác

Trải qua 3 triều đại từ năm 968 đến năm 1009, Hoa Lư là kinh đô của 6 vị vua, gồm vua Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh, Lý Thái Tổ.

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ nhận thấy Hoa Lư địa thế chật hẹp, khó phát triển nông nghiệp, thương nghiệp, nên quyết định dời đô về Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Nhiều triều đại sau này cũng tiếp tục chọn Thăng Long làm kinh đô.