Dự án này được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt từ năm 2010 với kinh phí gần 2.400 tỷ đồng. Nhưng do thiếu vốn nên tháng 4/2015, UBND TP.HCM đề xuất Chính phủ cho phép chỉ định nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sau đó có văn bản đồng ý nguyên tắc cho UBND TP.HCM thực hiện dự án theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) nhưng đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, phù hợp với Nghị định 15/2015 của Chính phủ. UBND TP.HCM được căn cứ vào tính cấp bách của dự án, áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư thực hiện.
Phối cảnh dự án 2,7 km đường nối đại lộ Võ Văn Kiệt với cao tốc Trung Lương sau khi hoàn thành |
Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (sau đổi thành Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh, đơn vị đang thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương) được TP.HCM chọn làm đối tác do "chỉ có đơn vị này quan tâm và trình đề xuất dự án", cam kết năng lực tài chính, thực hiện dự án đúng tiến độ, chất lượng và chứng minh tính khả thi việc hoàn vốn đầu tư...
Theo thỏa thuận, nhà đầu tư tự thu xếp vốn, trong đó vốn chủ sở hữu (vốn góp) gần 15%, vốn vay từ ngân hàng 85%. Khi làm xong công trình, Công ty Yên Khánh được đặt một trạm để thu phí hoàn vốn trong 17 năm 8 tháng. Còn thành phố sẽ chi ngân sách để giải phóng mặt bằng, ước tính hơn 560 tỷ đồng.
Tháng 10/2015, đoạn đường 2,7 km nối tuyến Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) chính thức được động thổ.
Đến 25/6/2016, UBND TP.HCM mới chính thức ký hợp đồng với Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (sau đổi thành Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh) theo hình thức BOT.
Dự án có tổng đầu tư hơn 1.550 tỷ đồng (chưa tính kinh phí giải phóng mặt bằng) gồm hai đường song hành tiêu chuẩn đường đô thị, có lộ giới 60m, giai đoạn 1 xây dựng cho 4 làn xe lưu thông. Ngoài ra tuyến đường còn có 2 cầu vượt ở hai đầu tuyến và 2 cây cầu đường bộ giữa tuyến.
Sau khi đưa vào sử dụng đoạn tuyến nối từ đại lộ Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương được kỳ vọng sẽ hoàn chỉnh đồng bộ thành một trục giao thông xuyên tâm, rút ngắn thời gian từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây. Không chỉ vậy, dự án còn có ý nghĩa rất lớn, giúp giảm tải cho cầu Bình Điền trên quốc lộ 1A.
Trụ cầu dự án dưới dạ cầu vượt Võ Văn Kiệt - quốc lộ 1 nằm chơ vơ, ố vàng, tua tủa sắt hoen gỉ |
Dự án 'đóng băng', gần 5 năm chỉ xong 3 móng trụ
Theo ghi nhận, tại dạ cầu vượt Võ Văn Kiệt - quốc lộ 1, đây là hạng mục nằm ở điểm đầu của dự án đường Võ Văn Kiệt nối dài, trụ cầu bê tông nằm chơ vơ, ố vàng, tua tủa sắt hoen gỉ. Theo bảng thông tin công trình, hạng mục này sẽ được hoàn thành sau 12 tháng thi công nhưng đến nay, đã gần 5 năm, hai nhánh hoa thị thi công còn dở dang.
Tương tự cũng xảy ra tại 2 trụ cầu ở điểm cuối - dự kiến là đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương (đường Võ Trần Chí).
Trụ bê tông nằm chơ vơ |
Theo quan sát, hiện nay xe đi từ trung tâm thành phố qua đường Võ Văn Kiệt muốn vào cao tốc phải đi quốc lộ 1A, vòng qua quận Bình Tân, sau đó đi đường Tân Tạo - Chợ Đệm hoặc vòng xuống huyện Bình Chánh rồi mới qua cao tốc.
Trước tình hình dự án bị ngưng trệ nhiều năm, Sở GTVT TP.HCM liên tiếp gửi văn bản nhắc nhở, cảnh báo chủ đầu tư vì đã không thực hiện đúng theo hợp đồng.
Theo Sở GTVT, Công ty Yên Khánh dù đã được bàn giao 82% mặt bằng nhưng tổng sản lượng xây lắp của dự án chỉ đạt 140 tỷ đồng (tương đương 12% tổng mức đầu tư) trong khi thời gian thực hiện dự án đã kết thúc. Đơn vị này cũng không cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh nguồn tài chính và đảm bảo yêu cầu thu xếp đủ nguồn vốn thực hiện dự án đúng quy định.
Cây cối che lấp các trụ bê tông |
Hôm 7/4, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm đã có "tối hậu thư" gửi Công ty Yên Khánh do đã vi phạm nhiều điều khoản trong hợp đồng, ảnh hưởng tiến độ dự án.
Người đứng đầu ngành giao thông TP cũng yêu cầu công ty này sớm khắc phục các vi phạm trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận văn bản để xem xét khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng BOT.
Bà này là bị cáo trong vụ án Đinh Ngọc Hệ (cựu lãnh đạo Công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng) và cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến.
Bà Hoan cũng là bị can trong vụ án sai phạm về đấu thầu, thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Cơ quan điều tra xác định, ông Đinh Ngọc Hệ làm chủ Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh nhưng doanh nghiệp này không có vốn, không có cơ cấu tổ chức... lập ra chỉ để ký hợp đồng liên doanh phục vụ cho mục đích cá nhân, kiếm lời.
Đường sắt Cát Linh- Hà Đông: Không thanh toán 50 triệu USD cho tổng thầu Trung Quốc
Tổng thầu Trung Quốc có khó khăn tài chính thì cũng phải chạy thử tàu, phía Việt Nam không có trách nhiệm phải quyết toán thêm khoản tiền tổng thầu yêu cầu...
Tuấn Kiệt