Kế hoạch đầu tư phát triển mũi nhọn cho 147 trường đại học và hơn 300 ngành học, từ khoa học và kỹ thuật đến khoa học xã hội, được cho là nên trở thành 'hạng Nhất'.
Mục tiêu có nhiều cơ sở giáo dục và chuyên ngành của Trung Quốc được xếp hạng trong số các trường tốt nhất thế giới vào năm 2030 và quốc gia này sẽ trở thành cường quốc giáo dục toàn cầu vào năm 2035.
Kế hoạch được hỗ trợ bởi các bộ giáo dục và tài chính cùng với cơ quan kế hoạch kinh tế của Chính phủ, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia.
Theo đó, 2 trường đại học đầu tiên được chọn để đầu tư thêm là Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa. Đây là 2 đại học đầu tiên của Trung Quốc đại lục nằm trong top 100 ở cả bốn bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới vào năm 2017, khi quốc gia này lần đầu tiên công bố kế hoạch biến các cơ sở giáo dục được lựa chọn thành các trường học đẳng cấp thế giới.
Kể từ đó, các cơ sở giáo dục đại học khác của Trung Quốc đã có mặt trong các bảng xếp hạng toàn cầu, bao gồm Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Phúc Đán, Đại học Chiết Giang, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Trường ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc |
Năm ngoái, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã chỉ định 12 trường đại học hàng đầu thành lập các khoa mới, tập trung vào việc xây dựng các công nghệ tiên phong. Khi đó, Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc chiến thương mại và công nghệ căng thẳng với Hoa Kỳ.
Mục tiêu là để phát triển nhân tài hàng đầu cho đất nước, tăng cường khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trên trường quốc tế, phục vụ các nhu cầu chiến lược quốc gia và khuyến khích nghiên cứu đa ngành.
“Nhiệm vụ xây dựng các trường đại học đẳng cấp thế giới với đặc trưng của Trung Quốc và nâng cao trình độ giáo dục đại học nói chung vẫn còn rất gian nan. Mặc dù đã đạt được mục tiêu đề ra đầu tiên, nhưng tiến độ vẫn chưa đạt được sự mong đợi. Chúng tôi sẽ tiếp tục chọn ra các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu và trao cho quyền chỉ định phát triển các ngành học chính ” - trong 1 thông báo nói.
Doãn Hùng (Theo SCMP)
Cô gái Đà Lạt tốt nghiệp xuất sắc ở ngôi trường toàn 'học bá'
Trước khi trở thành nghiên cứu sinh chuyên ngành Chính trị học ở Đại học California, San Diego (Mỹ) với suất học bổng 7 tỷ đồng, Phạm Thị Thuỳ Dương (SN 1996) tốt nghiệp xuất sắc tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc).
Nữ hoàng nhào lộn từng trúng Stanford được mẹ nuôi dạy thế nào?
Ngủ 10 tiếng mỗi ngày là mẹo số 1 từ mẹ của Eileen Gu - nữ VĐV giành Huy chương Vàng cho Trung Quốc hạng mục nhào lộn trên không trong môn trượt tuyết tự do tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vừa qua.