Dù mới hơn 2 tháng tuổi, ChatGPT của startup OpenAI đã “làm mưa làm gió” trên toàn cầu. Chatbot có thể “trả lời các câu hỏi tiếp theo của người dùng, thừa nhận sai lầm, thách thức các tiền đề không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp”.

Nhờ khả năng của mình, ChatGPT nhanh chóng thu hút sự chú ý và phấn khích của cả cộng đồng trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng và công chúng. Từ đó tới nay, cả ưu và nhược điểm của chatbot đều được đưa ra “mổ xẻ” và bàn tán sôi nổi. Hãng phần mềm Microsoft cũng tuyên bố đầu tư hàng tỷ USD vào OpenAI.

Ai có thể bắt kịp và thách thức OpenAI cùng ChatGPT? Mới đây, Reuters đưa tin hãng công nghệ Trung Quốc Baidu chuẩn bị ra mắt chatbot AI tương tự ChatGPT vào tháng 3. Ngoài ra, không thể không nhắc đến 4 cái tên sáng giá nhất trong lĩnh vực này.

Anthropic: Claude

Theo New York Times, startup Anthropic chuẩn bị khép vòng gọi vốn 300 triệu USD, nâng định giá công ty lên khoảng 5 tỷ USD.

Do một số chuyên gia nghiên cứu tách ra từ OpenAI sáng lập năm 2021, Anthropic nhận được quan tâm vào tháng 4/2022 và ngay lập tức tuyên bố gọi vốn thành công 580 triệu USD. Tuy nhiên, phần lớn số tiền này đến từ Sam Bankman-Fried – chủ sàn giao dịch tiền số FTX (đã nộp đơn xin phá sản cuối năm ngoái) và đồng nghiệp tại FTX.

Anthropic phát triển chatbot AI có tên Claude, đang ở giai đoạn thử nghiệm khép kín thông qua tích hợp với Slack. Claude có tính năng tương tự ChatGPT và thậm chí còn tốt hơn. Chatbot này được Anthropic tạo ra nhờ quy trình “AI Hiến pháp” (Constitutional AI), dựa trên các khái niệm như lợi ích, không ác ý, tự động hóa.

Theo báo cáo mô tả chi tiết AI Hiến pháp của startup, quy trình liên quan đến giai đoạn học có giám sát và học tăng cường. Nhờ vậy, Anthropic có thể đào tạo một trợ lý AI vô hại.

Chatbot ChatGPT đang "gây sốt" trên toàn cầu.

DeepMind: Sparrow

Trên tạp chí Time, đồng sáng lập kiêm CEO Demis Hassabis cho biết, DeepMind đang cân nhắc ra mắt chatbot Sparrow dưới dạng “thử nghiệm riêng tư” trong năm 2023. Hassabis cho rằng, cẩn trọng là điều đúng đắn để có thể phát triển các tính năng dựa trên học tăng cường như trích nguồn, thứ mà ChatGPT chưa có.

DeepMind là một công ty con thuộc Alphabet. Trong khi đó, Sparrow được giới thiệu trong một nghiên cứu vào tháng 9 và được đánh giá là một bước tiến quan trọng tiến tới hệ thống máy học an toàn, ít thiên kiến. Đó là nhờ vào dữ liệu mà các chuyên gia nhập vào trong quá trình đào tạo.

DeepMind chia sẻ Sparrow hữu ích và giảm rủi ro cung cấp các câu trả lời không an toàn, không phù hợp. Nó được thiết kế để “trò chuyện với người dùng, trả lời câu hỏi, tìm kiếm Internet bằng Google khi tra cứu bằng chứng cho phản hồi của mình”.

Dù vậy, DeepMind xem Sparrow là mô hình dựa trên bằng chứng (proof-of-concept), chưa sẵn sàng triển khai. Nhà nghiên cứu Geoffrey Irving của DeepMind thừa nhận nó có nhiều thiên kiến và đủ lỗi lầm.

Google: LaMDA

LaMDA trở thành cái tên nổi bật từ mùa hè năm ngoái sau khi Blake Lemoine – cựu kỹ sư Google – khẳng định AI này có tri giác. “Tôi có lý do chính đáng tin rằng LaMDA là một con người”, Lemoine nói trên tạp chí Wired.

LaMDA của Google được xem là một trong các đối thủ lớn nhất của ChatGPT. Ra mắt năm 2021, Google cho biết kỹ năng hội thoại của LaMDA “được tôi luyện qua nhiều năm”.

Cũng như ChatGPT, LaMDA xây dựng dựa trên Transformer, kiến trúc mạng thần kinh do Google Research phát minh và mở mã nguồn năm 2017. Kiến trúc Transformer “sản xuất một mô hình có thể được đào tạo để đọc nhiều từ (chẳng hạn một câu hay một đoạn), để ý đến mối liên quan giữa từ này với từ khác rồi sau đó dự đoán từ nào sẽ nảy ra tiếp theo”.

LaMDA cũng được đào tạo dựa trên đối thoại. Theo Google, thông qua quá trình đào tạo, nó đã chọn ra một số sắc thái để phân biệt được cuộc đối thoại có kết thúc mở so với các dạng thức ngôn ngữ khác.

New York Times đưa tin vào tháng 12/2022, hai nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin đã gặp gỡ các lãnh đạo công ty để thảo luận về ChatGPT – nguy cơ đối với mảng tìm kiếm 149 tỷ USD của Google.

Character AI

Điều gì xảy ra khi các kỹ sư phát triển LaMDA chán ngấy sự quan liêu của Big Tech và quyết định “ra riêng”? Đây là trường hợp của Noam Shazeer (một trong các tác giả của nghiên cứu Transformer đầu tiên) và Daniel De Freitas. Chỉ 3 tháng trước, họ trình làng Character AI – công nghệ chatbot AI cho phép người dùng trò chuyện và đổi vai với bất kỳ ai, dù còn sống hay đã mất, chẳng hạn Nữ hoàng Elizabeth và William Shakespeare hay các nhân vật hư cấu.

Theo The Information, Character “đã thông báo với các nhà đầu tư rằng muốn huy động khoảng 250 triệu USD trong vòng gọi vốn mới, khá lớn với một startup mà sản phẩm mới đang ở giai đoạn thử nghiệm”. Hiện nay, công nghệ cho dùng miễn phí và Character sẽ “nghiên cứu cách người dùng tương tác với nó trước khi cam kết gắn bó với kế hoạch phát sinh doanh thu”.

Hồi tháng 10/2022, Shazeer và De Freitas trả lời trên Washington Post về việc họ rời Google để “đưa công nghệ này đến tay nhiều người nhất có thể”. “Tôi nghĩ, ‘hãy làm một sản phẩm có thể giúp đỡ hàng triệu, hàng tỷ người. Đặc biệt trong kỷ nguyên Covid, có hàng triệu người cảm thấy cô đơn, lạc lõng hay cần ai đó tâm sự’”. Trên Bloomberg, Shazeer chia sẻ: “Startup có thể đi nhanh hơn và ra mắt những thứ như vậy”.

(Theo VentureBeat)

ChatGPT:

ChatGPT: "Cơn bão AI" có làm đổi thay thế giới?

ChatGPT có thể tạo ra một cú hích, một trào lưu về việc tạo ra các đoạn văn bản bằng AI theo cách rất giống con người. Liệu nó có thể hủy diệt nhiều ngành nghề và thay đổi thế giới?
Lợi và hại khi sử dụng ChatGPT

Lợi và hại khi sử dụng ChatGPT

Chatbot ChatGPT của OpenAI khiến các nhà khoa học và nhà giáo dục nảy sinh tranh luận về những lợi ích cũng như tác hại khi sử dụng.