Sau đợt phong tỏa do đại dịch Covid-19, cuộc khảo sát cho thấy 35% tổ chức đã giảm đầu tư vào IoT, trong khi một số lượng lớn hơn các tổ chức đang có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào triển khai IoT để giảm chi phí. Dự báo đến năm 2023, 1/3 các công ty đã triển khai IoT sẽ triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với ít nhất một dự án IoT.
Tác động của Covid-19 đối với các kế hoạch triển khai IoT. (Nguồn: Gartner – 10/2020) |
Liên quan đến vấn đề này, ông Benoit Lheureux - Phó Chủ tịch nghiên cứu tại Gartner cho rằng: “Các tổ chức sử dụng chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động (KPI) để theo dõi kết quả kinh doanh và cũng đưa ra thời gian cụ thể để hoàn vốn cho những khoản đầu tư vào IoT của họ, trung bình là 3 năm”.
Ngoài ra, vì những khoản đầu tư vào IoT còn tương đối mới nên hầu hết các công ty có rất nhiều cơ hội tiết kiệm chi phí để theo đuổi, chẳng hạn như bảo trì dự đoán đối với các tài sản thương mại và công nghiệp như thang máy hoặc tuabin, tối ưu hóa quy trình sản xuất nhằm tăng năng suất.
Cuộc khảo sát cho thấy, 31% người trả lời rằng họ sử dụng bản sao kỹ thuật số để cải thiện sự an toàn của nhân viên hoặc khách hàng. Chẳng hạn như sử dụng giám sát tài sản từ xa để giảm tần suất giám sát trực tiếp như giám sát bệnh nhân tại bệnh viện và trong hoạt động khai thác mỏ. Bên cạnh đó, 27% số công ty đang lên kế hoạch sử dụng bản sao kỹ thuật số vào thiết bị tự động, robot hoặc các loại phương tiện.
Ông Lheureux nhận định: “Bản sao kỹ thuật số có thể giúp các công ty phát hiện ra sự cố trước khi thiết bị ngừng hoạt động, cho phép sửa chữa sớm cũng như giảm chi phí. Hoặc một công ty có thể sử dụng bản sao kỹ thuật số để tự động lên lịch sửa chữa nhiều thiết bị theo cách giảm thiểu sự tác động đến hoạt động sản xuất”.
Gartner kỳ vọng rằng, vào năm 2023, 1/3 các công ty có quy mô từ trung bình đến quy mô lớn đã triển khai IoT sẽ tiến hành ít nhất một ứng dụng bản sao kỹ thuật số.
Việc thực thi các biện pháp an toàn cũng thúc đẩy áp dụng AI trong doanh nghiệp. Các tổ chức được khảo sát cho biết họ đã áp dụng kỹ thuật AI một cách thực dụng. 25% tổ chức ủng hộ tự động hóa (thông qua truy cập từ xa và quản lý không chạm), trong khi 23% lựa chọn tuân thủ quy trình (những biện pháp tự động hóa an toàn) để giảm bớt mối lo ngại về an toàn do Covid-19 gây ra. Ví dụ: các tổ chức có thể giám sát khu vực làm việc bằng cách sử dụng phân tích nguồn cấp dữ liệu video trực tiếp được hỗ trợ bởi AI để giúp tuân thủ giãn cách xã hội một cách an toàn trong một số khu vực có lưu lượng truy cập cao như nhà hàng và dây chuyền sản xuất.
Phan Văn Hòa (Theo iotbusinessnews)
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào?
Xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và các doanh nghiệp vẫn đang phải tự tìm hướng đi phù hợp với nhiều khó khăn, thử thách.