Thạc sĩ Nguyễn Chí Chung (học sinh Hà Nội thường gọi là Thầy Chung Toán) chia sẻ 5 tình huống nhầm lẫn mà thí sinh dễ mắc khi làm bài môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, và tư vấn kỹ năng tránh lỗi mất điểm khi các em gặp những tình huống này.
1. Đọc lướt, đọc sót đề, dẫn đến hiểu sai yêu cầu của đề thi
Trong đề thi Toán, 30 câu đầu thường được thí sinh đánh giá là dễ giải, nhưng thực tế đây chính là “vùng nguy hiểm”, cần sự chắc chắn và cẩn thận, tuyệt đối tránh sai sót để tránh mất điểm đáng tiếc. Khi giải 30 câu này, thí sinh thường có tâm lý chủ quan nên thường đọc lướt đề dẫn đến hiểu sai yêu cầu của đề bài. Các em cũng thường khoanh ngay đáp án mình cho là đúng (trong khi trên thực tế, lại là đáp án sai do đọc vội và hiểu nhầm đề thi).
Thầy Chung cho biết, với bài này học sinh với tâm lý muốn làm nhanh, đọc lướt nên dễ mắc sai lầm là tính thể tích của chóp S.ABCD luôn, nên chọn đáp án B. Khi để ý kỹ thì đề yêu cầu là tính thể tích chóp S.ABD chứ không phải là S.ABCD.
Để tránh lỗi đọc lướt (dẫn đến hiểu sai yêu cầu của đề thi), thí sinh cần xác định rõ từng ý, ngắt ý cho mạch lạc, gạch chân những từ khóa, từ quan trọng. Từ đó, xác định yêu cầu của đề bài, kiểm tra ngay tính chính xác của dữ kiện và đưa về dữ kiện đúng. Việc này rất quan trọng bởi dữ kiện không chuẩn sẽ dẫn đến kết quả sai.
2. Nhầm lẫn các khái niệm gần giống nhau
Khoảng chục năm trở lại đây, phần Hàm số trong đề thi tốt nghiệp THPT thường có yếu tố “gây nhiễu”, bằng cách đưa ra cùng lúc nhiều khái niệm tương tự nhau. Đặc biệt là câu có từ khóa “cực trị”, thí sinh rất dễ nhầm nếu không đọc kỹ đề.
Với bài này học sinh dễ mắc sai lầm khi chọn đáp án A, trong khi đó đáp số đúng là C. Do không phân biệt được rõ ràng khái niệm “điểm cực trị của hàm số” và “điểm cực trị của đồ thị hàm số”.
Để tránh lỗi nhầm các khái niệm na ná nhau trong đề thi, thầy Chung cho rằng thí sinh cần nắm vững lý thuyết. Đặc biệt, các em nên soạn trước, tổng kết danh sách các câu chứa các khái niệm gần giống nhau để tập kỹ năng nhận diện chúng. Ví dụ: điểm cực trị của hàm số - điểm cực trị của đồ thị hàm số, phương trình có hai nghiệm - phương trình có hai nghiệm phân biệt, tiệm cận đứng - tiệm cận ngang, diện tích xung quanh - diện tích toàn phần…
3. Hiểu sai kiến thức thường gặp trong đề thi
Trong các kỳ thi trước, nhiều thí sinh đã nắm không chắc kiến thức nên mắc sai lầm khi giải bài:
Theo thầy Nguyễn Chí Chung, hiểu sai kiến thức thường gặp trong đề thi là loại lỗi rất “kín đáo”; thí sinh khó mà nhận ra. Để sửa được chúng, các em bắt buộc phải học thật kỹ lý thuyết và chọn hoặc "xin" thầy cô ra những bài “hiểm và dễ mắc sai lầm”, sau đó các em trình bày tự luận, thảo luận cùng bạn bè hoặc hỏi thầy cô để kiểm định sự đúng - sai.
4. Coi nhẹ các điều kiện đi kèm công thức
Nhiều công thức cơ bản thường kèm theo điều kiện. Điều kiện này có thể sẽ là căn cứ giúp thí sinh xác định đáp án. Nhưng nhiều em đã quên đi điều kiện này. Ví dụ: Khi sử dụng định lý Viét quên điều kiện đen ta không âm, bài hàm số đồng biến quên điều kiện bằng 0 tại hữu hạn điểm, đánh giá bất đẳng thức quên dấu bằng xảy ra… Đặc biệt, với những công thức trong biến đổi lô ga, còn chứa đựng rất nhiều cạm bẫy hơn nữa!
Để “chống nhầm”, thầy Chung khuyên các em học sinh hãy tự tổng kết các công thức định lý quan trọng ra một quyển sổ, viết các điều kiện bằng mực đỏ ở bên cạnh.
5. Nhầm lẫn khi gặp yếu tố song song khi lập phương trình đường thẳng, mặt phẳng
Khi giải các câu hình học, thí sinh dễ gặp những “bẫy đề” tinh vi, nhất là các hình có yếu tố song song với đường thẳng hoặc mặt phẳng.
Khi giải bài này sẽ được 2 mặt phẳng (Q), trong đó một mặt trùng với mặt phẳng (P) ban đầu cần loại bỏ, nhưng học sinh thường ít phát hiện ra điều này dẫn đến sai lầm là chọn cả hai đáp số.
Như vậy nếu đề bài cho đường thẳng hoặc mặt phẳng song song học sinh rất chú ý đến tình huống phải loại bớt đi trong trường hợp bị trùng lặp.
Bí quyết điểm cao: Làm đúng những câu làm được Theo Thầy Chung Toán, đề thi trung học phổ thông mục tiêu tốt nghiệp là chính vì vậy số lượng câu ở dạng nhận biết, thông hiểu sẽ nhiều, với những câu này phải làm cẩn thận chuẩn hết, chánh sai sót đáng tiếc, ta làm thêm được các câu ở mức vận dụng nữa là điểm khá cao rồi. Vì đề có nhiều câu dễ nên một số câu mức vận dụng cao sẽ rất khó! Có thể bỏ ra hàng chục phút mà không giải được bài nào, vậy ta hãy bỏ ra 10’ để kiểm tra đảm bảo các câu dễ không bị mất điểm, còn thời gian mới tiếp tục chinh phục câu vận dụng cao, với những câu này ta có thể dùng loại trừ bớt rồi oánh bừa, hoặc máy tính… Tinh thần “Chiến tới cùng và 1 tí cũng quý” Thi và vượt thử thách, nên ta làm bài không chỉ bằng trí tuệ mà bằng cả ý chí và khát khao chinh phục cái mới! Các em nên trân trọng từng phút giây, từng “tí điểm” một bởi chỉ 0,2 điểm cũng có thể quyết định kết quả đỗ hay trượt của 1 thí sinh. “Khi ôn thì luyện hết mọi dạng đề, ôn hết bài hiểm, rèn kỹ năng tránh bẫy, và khi làm bài thi thì tiết kiệm thời gian, xin luôn 2-3 tờ giấy nháp rồi tập trung “chiến đấu” hết mình, nỗ lực tận dụng đến giây cuối cùng”. (Thầy Nguyễn Chí Chung) Cơ hội trao đổi trực tiếp với Thầy Chung Toán: |
Ngọc Minh