Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam… tổ chức hội thảo khoa học quốc gia 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) - Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển.

base64 1744986948206834632535.jpeg
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tổng kết hội nghị. Ảnh: TTXVN

Hơn 130 tham luận tiêu biểu đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra cho đời sống văn học, nghệ thuật đương đại: từ vai trò của chủ thể tiếp nhận và giáo dục thẩm mỹ trong việc khẳng định giá trị nghệ thuật đến yêu cầu cấp thiết về nâng cao năng lực đội ngũ sáng tạo, lý luận, phê bình, tăng cường hội nhập quốc tế trên nền tảng bản sắc dân tộc và các giải pháp xã hội hóa lĩnh vực văn học, nghệ thuật một cách có chọn lọc, bài bản, hướng tới phát triển bền vững.

PGS.TS Nguyễn Duy Bắc - Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, nhìn lại chặng đường 50 năm qua, nền văn học, nghệ thuật nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền văn học, nghệ thuật "yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc".

Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu, kết quả quan trọng đã đạt được vẫn còn những hạn chế, bất cập từ thực tiễn văn học, nghệ thuật như: số lượng tác phẩm văn học, nghệ thuật thật sự xuất sắc, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật chưa nhiều; chưa hình thành được hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam khoa học, nhân văn, hiện đại. Phê bình văn học, nghệ thuật ở một số thời điểm còn thiếu tính thuyết phục và tính chiến đấu, chưa đủ sức vun đắp, bảo vệ và định hình hệ giá trị văn học, nghệ thuật nước nhà.

Vì thế, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, để thúc đẩy đời sống văn học phát triển mạnh mẽ hơn cần nâng cao nhận thức, năng lực, tư duy, trình độ của các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ các cấp, nhất là những cơ quan, những người trực tiếp quản lý, điều hành công tác rất quan trọng và đặc biệt tinh tế này.

Bên cạnh đó chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng những người viết văn, sáng tạo nghệ thuật, viết lý luận, phê bình, nhất là đội ngũ trẻ, bồi dưỡng, đào tạo, mở các lớp nâng cao nhận thức, tư duy. Cần tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ bắt kịp nhịp sống và hơi thở thời đại, hiểu và hội nhập với bên ngoài trên tinh thần dân tộc, hiện đại, nhân văn, đề cao lợi ích dân tộc. Tôn trọng các xu hướng tìm tòi sáng tạo, dám thể hiện, dám đột phá, uốn nắn các xu hướng lai căng, lệch lạc, đi ngược lại sáng tạo nghệ thuật đích thực. Tạo điều kiện vật chất và tinh thần để các văn nghệ sĩ có điều kiện hội nhập văn hóa, văn nghệ khu vực và thế giới.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa ghi nhận: "Văn học nghệ thuật nửa thế kỷ qua đã bền bỉ hun đúc, nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Đồng thời nó cũng là sợi dây bền chặt cố kết lòng người, hàn gắn những vết thương chiến tranh, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc".

Ông Nghĩa yêu cầu tiếp tục điều chỉnh, bổ sung chính sách xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật bảo đảm đồng bộ, hiệu quả. Đổi mới căn bản, toàn diện chính sách phát hiện đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh tài năng văn học, nghệ thuật, tạo bước phát triển đột phá về phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ.

Tặng tủ sách cho học sinh vùng cao lan toả văn hoá đọcHọc viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và Trường Tiểu học Nguyễn Siêu trao tặng Tủ sách Phật Quang gồm gồm 451 đầu sách, 650 cuốn truyện thiếu nhi trị giá 32 triệu đồng cho học sinh Trường Tiểu học Cao Kỳ (Bắc Kạn) nhằm lan toả văn hoá đọc.