Các công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận là: Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Seridó (Brazil), công viên địa chất toàn cầu UNESCO Caminhos dos Canion do Sul (Brazil), Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Salpausselkä (Phần Lan), Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ries (Đức), công viên địa chất toàn cầu UNESCO Kefalonia-Ithaca (Hy Lạp), công viên địa chất toàn cầu UNESCO Mëllerdall (Luxembourg), Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Land Buzău (Romania), công viên địa chất toàn cầu UNESCO Platåbergens (Thụy Điển).
2 công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận nằm ở châu Mỹ Latinh và 6 công viên địa chất nằm ở châu Âu.
Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận là di sản địa chất có ý nghĩa quốc tế. Các công viên địa chất thành viên có sự đa dạng đặc biệt về địa chất, đa dạng sinh học và văn hóa của các khu vực khác nhau. Các công viên địa chất phục vụ cộng đồng địa phương bằng cách kết hợp bảo tồn di sản địa chất độc đáo của họ với tiếp cận cộng đồng và phát triển bền vững.
Với việc công nhận 8 thành viên mới này, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu hiện có diện tích bề mặt trên toàn thế giới là 370.662 km2, tương đương với diện tích của Nhật Bản.
Tại Việt Nam, UNESCO đã vinh danh 3 công viên địa chất toàn cầu, đó là: công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang (năm 2010); công viên đa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng (năm 2018) và công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông (năm 2020).
Tình Lê