1. Những người luôn cố tranh last-hit mà không có lí do chính đáng

Đây là điều đầu tiên được liệt kê trong danh sách này bởi nó xuất hiện phổ biến nhất trong DotA 2 hay bất kì game MOBA nào khác. Carry được coi là vị trí “con cưng” trong team dù trong bất cú trường hợp nào. Đây là vị trí được ưu tiên farm và “hít” kinh nghiệm (exp) càng nhiều càng tốt để chóng thực hiện nhiệm vụ gồng gánh đồng đội ở sau giai đoạn đầu của trận đấu. 

Những người chơi carry thường kiếm vàng (gold) từ việc farm quái vật (creeps) tại đường (lane). Đó chính là lí do carry trong team sẽ cố gắng farm thật tốt bằng cách last-hit creep thật chuẩn để không “hụt” mất đồng vàng nào. Thế nên nếu bạn đảm nhận những vị trí khác trong team thì chỉ nên xóa sổ (deny) creep của đội mình mà hãy dành phần last-hit creep của đối phương cho carry chứ đừng có mà “lỡ tay” dù bất cứ lí do gì.

 

2. Luôn tự cho mình biết “quản” bản đồ mà không cần cắm mắt

Tùy theo kinh nghiệm và sự nhạy bén của carry, người chơi này có hoặc không thể nhận biết được đối thủ đang ở đâu trên bản đồ sau khi hắn ta biến mất trong làn sương mù. Tuy nhiên, dù có biết được hắn biến mất thì carry cũng chẳng thể biết chắc đối phương đang ở đâu dưới làn sương mù dày đặc trong DotA 2. Nhưng mắt (ward) lại làm được điều này. 

Biết cách cắm mắt ở những vị trí chuẩn sẽ cho tầm nhìn (sight) rất rộng.

Nếu bạn chơi hỗ trợ (support) thì hãy siêng cắm mắt ở các vị trí trọng yếu ở sông và rừng để carry có thể thoải mái farm và quấy rối (harass) đối phương tốt nhất. Nên nhớ, nếu bạn tiếc vài đồng vàng mà không mua mắt thì hậu quả mà carry phải gánh chịu là rất lớn, chẳng hạn như việc phải lên bảng đếm số liên tục…

 

3. Từ chối chia sẻ (share) trang bị

Như đã đề cập ở phần 1, carry sẽ là vị trí được ưu tiên hàng đầu trong team. Nếu bạn đi cùng đường với một carry, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ tạo điều kiện để người chơi carry farm thật tốt dù gặp bất cứ “sự hỏi thăm” nào từ các đường khác của đối phương. 

Thực tế sẽ có nhiều cuộc gank dành cho carry bên phía bạn, và người chơi đó sẽ hao tổn một lượng máu đáng kể mà không có khả năng phục hồi. Trong hành trang của bạn vẫn còn những bình máu (salve), lọ năng lượng (clarity) hay tango,…những trang bị có khả năng phục hồi thì hãy đưa ngay cho carry đi, đừng giữ khư khư cho mình vì sẽ chẳng giải quyết vấn đề gì đâu.

 

4. Những kẻ chả hiểu gì về “hỗ trợ”

Một người chơi hỗ trợ tốt sẽ giúp đỡ cho carry rất nhiều ở giai đoạn khó khăn đầu trận, giúp carry mau chóng “xanh” và trở nên mạnh mẽ hơn ở giai đoạn sau đó. Nhưng những người chơi hỗ trợ phải thực sự hiểu công việc mà mình nên làm. Nên biết đưa ra những quyết định, thao tác đúng đắn, hợp lí mà một supporter cần thực hiện. 

Thật không may, một số người chơi bị “ném” vào trò chơi một cách ngẫu nhiên với nhiều lí do khác nhau và họ thường nói:

Tôi chọn tướng ngẫu nhiên và nó ra support đấy”??? Những kẻ này sẽ chẳng bao giờ biết cách quấy rối đối phương, không biết cách đỡ đòn cho carry mà còn luôn tìm cách chặn đường bạn khi bạn đang cố lết về trụ với lượng máu ít ỏi. Thật khó khăn khi một carry phải đi cùng đường với một hỗ trợ vào game để “troll” như thế này".

 

5. Liên tục feed mạng cho đối phương

Nếu carry đã làm tốt công việc của mình: farm tốt, không chết và còn tiêu diệt được vài mạng, thế nhưng bạn hoặc ai đó trong team liên tục feed mạng cho kẻ thù mà không thể gỡ gạc lại được, thì đừng có bất ngờ khi cục diện trận đấu sẽ do đối phương định đoạt. Đúng, những lúc team gặp khó cần carry thể hiện vai trò gồng gánh, tìm kiếm cơ hội lật ngược thế cờ, thế nhưng trong nhiều trường hợp, lượng farm quái vật hoặc số mạng tiêu diệt được của carry chẳng thế gỡ nổi số mạng mà đồng đội đã feed.

 

6. Luôn phàn nàn: Tại sao carry luôn được nhường ăn mạng?

Phantom Assasin quá “xanh” khi được GODLIKE

Mục đích chơi DotA 2 của bạn là để chiến thắng hay để được giết người (ăn mạng)? Đôi khi bạn có thể giành được cả hai điều đó, nhưng trong nhiều trường hợp thì không thể. Tại sao carry được những đồng đội trong team nhường ăn mạng? Bởi vì carry được phép vậy, có quyền được như vậy để đem lại chiến thắng chung cho cả đội.

 

7. Bắt carry phải đánh nhau liên tục mà không cho farm:

Có những vị tướng (heroes) có thể tham gia giao tranh (combat) ngay từ đầu trận đấu mà không quan tâm quá nhiều tới các món trang bị như: Razor, Pugna, Viper… Ngược lại, cũng có rất nhiều vị tướng sẽ “phế” trong những pha combat nếu không có những item cần thiết. Thay vì lao lên đánh nhau liên tục, gặp bất lợi và feed…thì hãy tạo điều kiện cho carry bên bạn farm thật nhiều.

Giả dụ, carry bên bạn là vị tướng Anti-Mage, rất có thể anh ta sẽ tập trung lên trang bị Battlefury đầu tiên để có thể lợi dụng khả năng đánh lan của món đồ này để cày tiền thật nhanh cho những món đồ quan trọng đắt tiền khác. Tương tự với vị tướng Lone Druid phải có trang bị Midas để tập trung farm được thật nhiều vàng, bởi nếu không những cú vả của “gấu bố-gấu con” sẽ chẳng có nghĩa lí gì trong combat. Vì thế, đừng quá ham lao lên đánh nhau vì sẽ làm “thọt” carry cùng đòi hỏi những pha gank vô lý từ các đường khác…hãy để cho carry được farm.

 

8. Cố gắng tranh chấp vị trí của carry:

Tồi tệ hơn những người chơi cố gắng tranh last-hit sẽ là những kẻ cố gắng tranh chấp vị trí carry của bạn. Có thể bạn đã chơi qua những trận đấu có 1, 2, 3, 4 và thậm chí 5 carry…điều này sẽ chẳng đi đến đâu nếu các vị trí trong team quá lộn xộn và không có sự cân bằng tối thiểu mà DotA 2 yêu cầu.

 

Kết

DotA 2 là một trò chơi mang tính đồng đội và tinh thần tập thể rất cao, mặc dù carry thường là vị trí được ưu tiên nhất trong đội. Nhưng điều này chẳng làm cho người chơi carry trở nên quan trọng hơn những người còn lại trong team, vì nếu khi carry “xanh” không thể kể đến công sức rất lớn từ những vị trí khác…

Tuy nhiên, DotA 2 cũng chỉ là một trò chơi điện tử để giải trí. Thế nên, dù bạn có bị “ăn hành” liên miên khi cầm carry đi chăng nữa, thì hãy thoải mái đi! Bình tĩnh tìm ra nguyên nhân và hãy tiếp tục luyện tập vị trí carry để gánh vác trọng trách lớn lao cho những người đồng đội.

 

Tiến Linh (Theo GiA)