Dưới đây là 8 lý do giải thích cho mức giá xa xỉ này của DB11.
1. Được chế tạo thủ công
Một trong những đặc trưng chưa bao giờ thay đổi của Aston Martin là các sản phẩm đều có những yếu tố được chế tạo thủ công. Điều này không có nghĩa là nhà máy của Aston Martin đã cũ kỹ và lỗi thời. Trên thực tế, công ty sử dụng rất nhiều tính năng tự động hóa hiện đại trong nhà máy của mình. Tuy nhiên, tại Aston Martin, robot được coi là "người trợ giúp" vì chúng ở đó để giúp những người thợ thủ công lành nghề lắp ráp ô tô chứ không phải ngược lại.
Aston Martin không đưa ra bảng phân tích chi tiết về chi phí sản xuất ô tô của thương hiệu, nhưng không khó để hiểu tại sao nó lại có giá cao như vậy.
Công ty sản xuất khoảng 6.700 ô tô mỗi năm và chỉ tuyển dụng dưới 2.500 nhân viên. Điều đó có nghĩa là mỗi nhân viên phụ trách khoảng 2,68 ô tô mỗi năm. Để so sánh, General Motors sản xuất khoảng 6 triệu ô tô mỗi năm và tuyển dụng 167.000 người, đưa tỷ lệ của họ lên gần 35 ô tô trên mỗi nhân viên.
Nhân viên của Aston Martin rõ ràng phải dành nhiều công sức và thời gian để hoàn thành một sản phẩm của thương hiệu hơn gấp nhiều lần, bởi họ phải khâu tay các chi tiết trang trí bằng da cũng như làm thủ công các chi tiết gỗ và nhiều yếu tố tinh xảo khác. Vì vậy, chi phí mà công ty phải trả cho lực lượng công nhân tay nghề cao của mình là không nhỏ, từ đó ảnh hưởng đến giá bán của xe.
2. Độ chính xác cao, chỉnh chu đến từng chi tiết
Sự sang trọng là một phần không thể thiếu khiến Aston Martin DB11 trở thành một chiếc ô tô đáng mơ ước như hiện nay. Tuy nhiên, nếu không có kỹ thuật sản xuất chính xác từ động cơ, hộp số đến từng bộ phận phụ như bản lề cửa, mui trần, gương chỉnh điện và cụm ghế, một chiếc Aston đã không thể nổi trội như hiện tại.
Đối với mỗi bộ phận được sử dụng trong quá trình sản xuất ô tô, các kỹ sư tay nghề cao của thương hiệu sẽ lập kế hoạch sản xuất và cách nó được sử dụng trên từng chiếc xe cũng sẽ ảnh hưởng đến cách sản xuất. Việc sử dụng kỹ thuật chính xác trong phát triển xe sẽ giúp cải thiện hiệu suất của các bộ phận.
Như đã đề cập, các kỹ sư của Aston Martin được làm việc trong một xưởng thiết kế hiện đại, dù có tuổi đời từ năm 2007 nhưng nhà máy này sở hữu các trang bị tân tiến nhất để mang lại chất lượng sản phẩm tối ưu. Được biết, Aston Martin có đội ngũ kỹ thuật với giàu kinh nghiệm và hiệu suất cao đến mức công ty đã phát triển hẳn một dịch vụ tư vấn về chuyên môn thiết kế ô tô.
3. Sản xuất với số lượng khiêm tốn
Số lượng ô tô do Aston Martin sản xuất mỗi năm chỉ dừng ở mức hàng nghìn thay vì hàng chục nghìn mỗi năm như nhiều thương hiệu toàn cầu khác và điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức giá của những chiếc xe được xuất xưởng.
Việc hãng xe Anh Quốc sản xuất ít ô tô cũng là điều dễ hiểu bởi những mẫu xe hạng sang mang logo Aston Martin có mức giá bán lẻ không hề “phải chăng” nên rất ít người có thể mua được một chiếc. Hơn nữa, Aston Martin DB11 còn là một mẫu xe du lịch lớn và mạnh mẽ nên khá “kén” người mua.
Kết quả là, số lượng sản xuất thấp như vậy sẽ dẫn đến chi phí cao hơn bởi hãng sẽ mất đi lợi thế chi phí nhờ quy mô; không chỉ đối với những chiếc xe hoàn chỉnh mà cả những phụ tùng thay thế đi kèm
4. Quá trình sơn tỉ mỉ
Người mua Aston Martin DB11 mới có thể lựa chọn giữa 36 tùy chọn màu sơn có sẵn tại nhà máy, chưa kể những màu sơn đặt riêng. Bảng màu phong phú như vậy không phải là điều dễ thấy ở những mẫu xe có giá cả phải chăng. Điển hình như Toyota Camry, mẫu sedan giá rẻ chỉ sở hữu 7 màu sơn khác nhau. Hơn nữa, quá trình sơn DB11 cũng chi tiết và tỉ mỉ hơn với phần hoàn thiện thủ công.
Quá trình sơn DB11 sử dụng những thiết bị tiên tiến, các công nhân thực hiện cũng được đào tạo bài bản đề trộn sơn bằng tay và sơn thành nhiều lớp. Chi phí của màu sơn cũng khá đắt đỏ, một số màu hiếm có thể có giá gần 1.000 USD mỗi lít (24 triệu đồng).
Mỗi chiếc DB11 sẽ được sơn lót hai lớp màu sau đó chà nhám bằng tay, tiếp theo là hai lớp sơn chính trước khi đè lên một lớp sơn trong và đánh bóng bằng tay để đạt được hiệu ứng hình ảnh thích hợp và độ bền đạt chuẩn. Quy trình sơn phức tạp như vậy khiến mỗi chiếc xe cần đến 25 tiếng với sự tham gia của nhiều nhân sự lành nghề để hoàn thiện lớp “áo giáp”. Mặc dù tất cả những điều này làm tăng giá đáng kể, nhưng thành quả đạt được đều vô cùng tuyệt vời và thậm chí, nhiều người cho rằng chi phí đắt đỏ để có được lớp sơn hoàn hảo như vậy là xứng đáng đến từng xu.
5. Vật liệu da được sử dụng có chất lượng vượt trội
Các vật liệu được sử dụng để hoàn thiện nội thất xe đều có chất lượng cao nhất và khi ngồi vào bên trong, khách hàng sẽ thấy hàng mét da mịn bao quanh từ mọi góc độ. Không chỉ ghế được bọc da mà các tấm cửa, bảng điều khiển, bảng điều khiển, tấm che nắng, các tay nắm khác nhau và thậm chí cả mui xe đều là da.
Vật liệu da dùng cho nội thất sẽ được thêu tự động hóa và dập nổi bằng máy và cắt, ráp bằng tay trước khi lắp vào khung ghế. Được biết, Aston Martin sử dụng tới 6.000 mũi khâu chỉ để thêu logo và hàng triệu mũi khâu để tạo nên nội thất hoàn chỉnh.
Ngoài ra, bản thân vật liệu da được sử dụng cũng là loại da được cung cấp độc quyền từ Bridge of Weir với chất lượng cao hàng đầu thế giới.
6. Động cơ V12 tăng áp kép, dung tích 5.2 lít
Giống như tất cả các siêu xe tốt, DB11 được trang bị động cơ V12 bên cạnh tùy chọn động cơ V8. Tất nhiên, mẫu V12 là mẫu đắt tiền hơn và được săn đón nhiều hơn. Trang bị động cơ V12 cũng sẽ làm tăng thêm đáng kể chi phí tổng thể của chiếc xe bởi động cơ này được xây dựng với kỹ thuật cực kỳ tinh vi và các thành phần phức tạp.
Động cơ V12 sử dụng cam kép trên cao với tổng cộng 48 van, bốn van trên mỗi xi-lanh. Nhiên liệu được cung cấp bởi hệ thống phun nhiên liệu đa điểm và được đẩy bằng không khí vào xi-lanh nhờ một cặp bộ tăng áp. Những tuabin này có thiết kế cuộn đôi, tách các xung khí thải từ các xi lanh xen kẽ để tăng lưu lượng khí thải và giảm độ trễ của turbo. Loại turbo này ưu việt hơn nhưng phức tạp hơn và đắt tiền hơn.
Đáng chú ý, nhờ sử dụng nhiều hợp kim nhẹ và tiết kiệm trọng lượng trong quá trình đúc trục khuỷu và ống xả, động cơ V12 của DB11 chỉ nặng hơn khoảng 15kg so với phiên bản hút khí tự nhiên.
7. Nhà máy công nghệ cao
Nhà máy của Aston Martin nổi tiếng là một ví dụ sạch sẽ và sáng sủa về công nghệ cao làm việc hài hòa với tay nghề lành nghề. Trụ sở chính và nhà máy chính được đặt tại Gaydon, Vương quốc Anh. Một số bộ phận được sản xuất theo hợp đồng tại các cơ sở khác và chiếc SUV DBX ra mắt gần đây được sản xuất tại một nhà máy mới ở Wales.
Tuy nhiên, DB11 vẫn tiếp tục được xuất xưởng từ Gaydon, nơi sở một số thiết bị sản xuất ô tô tiên tiến nhất trên thế giới. Bề ngoài của cơ sở Aston Martin không giống một nhà máy thông thường. Kiến trúc hiện đại của những bức tường cong bên ngoài khiến du khách có cảm giác như đang đến một khu đất hiện đại hơn là nơi chế tạo ô tô. Mặc dù thiếu các hàng robot xếp dọc theo băng chuyền của ô tô đang di chuyển, cơ sở Gaydon vẫn là một cơ sở tiên tiến, ít nhất một phần giải thích cho chi phí đắt đỏ của các sản phẩm ra khỏi cơ sở mỗi ngày.
8. Sản xuất theo yêu cầu
Mặc dù Aston Martin DB11 vốn đã là một mẫu xe sở hữu nhiều tùy chọn giúp nâng cao tính cá nhân hóa cho mỗi đơn đặt hàng. Tuy nhiên, các tùy chọn có sẵn này dường như vẫn không thể làm hài lòng mọi thượng đế sành điệu của Aston Martin. Chính vì vậy, nhà sản xuất thậm chí còn cung cấp dịch vụ tùy chỉnh Q bespoke cho những người mua muốn nhận được một chiếc xe đúng chuẩn “có một không hai”.
Aston Martin hiện cung cấp loại hình sản xuất đặt riêng này ở hai cấp độ, tất nhiên cả hai đều vượt quá khả năng tùy chỉnh rộng rãi của các đơn đặt hàng tiêu chuẩn. Cấp độ đầu tiên là “Q by Aston Martin”: dịch vụ cung cấp một nhóm các tùy chỉnh được lựa chọn cẩn, trong khi cấp độ thứ hai với tên gọi “Q by Aston Martin: Commission” về cơ bản là cho khách hàng có được bất cứ thứ gì họ muốn, miễn là họ sẵn sàng trả giá. Aston tuyên bố rằng việc sử dụng dịch vụ đặt riêng của mình có thể khiến giá của một chiếc xe vốn đã rất đắt tăng lên tới 30%.
Theo VOV
Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!