1. Trạng Bùng là ai?

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm
    0%
  • Phùng Khắc Khoan
    0%
  • Đặng Công Chất
    0%
  • Nghiêm Hoản
    0%
Chính xác

Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613) tự là Nghị Trai, sinh tại làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Ông được cha dạy dỗ từ nhỏ, sau lại theo học Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm, vì vậy sớm tinh thông chữ nghĩa, lại có tài văn chương. Tuy nhiên, ông không đi thi do không muốn làm quan dưới triều nhà Mạc.

Năm 1557, nhà Lê mở khoa thi Hương tại Yên Định, Thanh Hóa. Phùng Khắc Khoan khi ấy 29 tuổi lều chõng đi thi và đỗ thủ khoa. 23 năm sau (năm 1580), dưới đời vua Lê Thế Tông, triều đình mở thi Hội ở Vạn Lại (Thanh Hóa), ông xin dự thi và đỗ Hoàng giáp (sau Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

2. Tên Trạng Bùng từ đâu mà có?

  • Tên món ăn
    0%
  • Tên ngôi làng
    0%
  • Tên loài cây
    0%
  • Tên điệu nhảy
    0%
Chính xác

Làng Phùng Xá nơi Phùng Khắc Khoan lớn lên còn có tên làng Bùng, vì vậy dân gian gọi ông là Trạng Bùng. Phùng Xá có lịch sử hơn 2.000 năm, nổi tiếng hiếu học và có nghề dệt. Người dân ở đây còn lưu truyền bài thơ:

“Hỡi cô mà thắt bao xanh

Có về Bùng Xá với anh thì về

Bùng Xá có lịch có lề

Có ao tắm mát có nghề cửi canh”.

Phùng Xá thuộc địa phận Thạch Thất, vốn là một huyện nhỏ nhưng nhiều người đỗ đạt. Trấn Sơn Tây xưa có 6 phủ với 70 người thi đỗ tiến sĩ nho học, riêng Thạch Thất đã chiếm 25 người. Thời nhà Nguyễn, Sơn Tây có 104 vị đỗ cử nhân Thạch Thất chiếm 37 vị.

3. Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan làm quan thời nào?

  • Tiền Lê
    0%
  • Lê sơ
    0%
  • Lê Trung Hưng
    0%
Chính xác

Khi vua Lê khôi phục quyền lực, Phùng Khắc Khoan mới tham gia chốn quan trường. Đến năm 1289 đời Lê Thế Tông, ông xin dự kỳ thi Hội ở Vạn Lại (Thanh Hóa) và đỗ Hoàng Giáp, được thăng làm Đô cấp sư.

Nói về việc đã làm quan nhưng vẫn đi thi của ông, Phạm Đình Hổ có viết trong Vũ trung tùy bút: “Đầu thời Lê Trung Hưng có Phùng Khắc Khoan là bậc công thần, tham mưu chốn cơ mật, giữ trọng chức ở các bộ, nhưng vẫn hạ mình xuống chốn trường thi, cầu lấy đỗ đại khoa mới cho là vinh”. Còn theo nhà thơ Hữu Thỉnh, trong lịch sử khoa bảng phong kiến Việt Nam, hiếm có vị quan nào đã ngoài 50 tuổi vẫn lều chõng đi thi như Phùng Khắc Khoan.

4. Phùng Khắc Khoan gắn với giai thoại đưa giống ngũ cốc quý nào về Việt Nam?

  • Lúa mạch
    0%
  • Hạt kê
    0%
  • Ý dĩ
    0%
  • Ngô
    0%
Chính xác

Phùng Khắc Khoan được xem là người đã đưa giống ngô về để nhân dân trồng trọt. Năm 1597, khi đã gần 70 tuổi, ông vẫn phụng mệnh vua đi sứ nhà Minh, Trung Quốc. Trên đường đi, ông cố gắng quan sát cách làm ăn của nhân dân các vùng, học nghề quý với mục đích truyền bá trong nước.

Phái đoàn đi tới một sườn đồi trồng bạt ngàn loại cây có thân xanh. Trạng Bùng không biết là giống gì, đành lân la dòi hỏi và được người dân cho biết đó là “ngọc mễ” (cây ngô). Hạt ngọc mễ xếp song song thành hàng, mỗi hạt to gấp mấy lần hạt gạo, ăn có vị rất bùi. Ngay lúc đó, Trạng Bùng hạ quyết tâm phải mang được hạt giống về nước.

5. Thủ đô Hà Nội có tuyến phố tại quận nào mang tên Phùng Khắc Khoan?

  • Hai Bà Trưng
    0%
  • Đống Đa
    0%
  • Cầu Giấy
    0%
  • Thanh Xuân
    0%
Chính xác

Phố Phùng Khắc Khoan nối giữa phố Hòa Mã và phố Trần Xuân Soạn, thuộc địa phận quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Ngoài ra, tên của Trạng Bùng còn được đặt cho các tuyến đường tại thị xã Sơn Tây và Quận 1, TP.HCM. Tại xã Bình Phú, Thạch Thất, Hà Nội cũng có Trường THPT Phùng Khắc Khoan.