1. Ông là ai?

  • Tùng Thiện vương
    0%
  • Sùng Hiền hầu
    0%
  • Kiên Thái vương
    0%
  • Thụy Thái vương
    0%
Chính xác

Nguyễn Phúc Hồng Cai (1845 – 1876), hiệu Kiên Thái vương, là hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (em trai vua Tự Đức). Ông được biết đến là phụ thân của 3 vị vua triều Nguyễn liên tiếp là Kiến Phúc (Nguyễn Phúc Ưng Đăng), Hàm Nghi (Nguyễn Phúc Ưng Lịch) và Đồng Khánh (Nguyễn Phúc Ưng Kỷ). Vì Tự Đức không có con nên ông nhận 3 người cháu ruột này làm con nuôi. Số phận 3 người con này rất khác nhau. Dân Huế có câu ca: “Một nhà sinh được ba vua/Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài”.

2. Vị vua “thua chạy dài” được nhắc đến trong câu ca trên là ai?

  • Kiến Phúc
    0%
  • Hàm Nghi
    0%
  • Đồng Khánh
    0%
Chính xác

Vua Hàm Nghi lên ngôi vào tháng 8/1884 nhưng chưa đầy 1 năm kinh thành thất thủ. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng rời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, vua ra dụ Cần Vương hô hào toàn dân ứng nghĩa phò vua cứu nước.

Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và tùy tùng rời Tân Sở, vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tuy nhiên, đến tháng 9/1888, ông bị Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc phản bội, bắt giao cho quân Pháp.

3. Khi mới lên ngôi, Ưng Kỷ dùng niên hiệu là gì?

  • Kiến Phúc
    0%
  • Hàm Nghi
    0%
  • Đồng Khánh
    0%
  • Thiệu Trị
    0%
Chính xác

Khi Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi hoàng đế nước Đại Nam, không như thông lệ, tân vương sẽ ban bố niên hiệu của mình, Ưng Kỷ vẫn dùng niên hiệu Hàm Nghi của vị vua tiền nhiệm và cũng là em trai ông trong các văn bản, chiếu lệnh.

Trước tình huống lạ lùng này, triều thần đã cầu kiến Thái hoàng thái hậu Từ Dũ để xin ban ý chỉ đề nghị vua đặt niên hiệu cho mình. Sách Đồng Khánh chính yếu viết: “Trước đó đình thần tấu bàn, vâng theo ý chỉ của Từ Dũ Thái hoàng thái hậu nói rằng, Hoàng thượng lên ngôi đã hơn một tháng nhưng vẫn giữ niên hiệu Hàm Nghi khiến trong dân chúng còn đem lòng nghi hoặc. Vì vậy nghị bàn nên dùng ngay niên hiệu Đồng Khánh để ổn định nhân tâm mà không phải đợi đến sang năm... Vua chuẩn y, cho sao chép ý chỉ cùng bản nghị tâu của triều đình ban bố khắp trong ngoài”.

4. Vua Kiến Phúc tại vị bao lâu thì qua đời?

  • 3 ngày
    0%
  • 3 tháng
    0%
  • 8 tháng
    0%
  • 1 năm
    0%
Chính xác

Vua Kiến Phúc (1869 – 1884) có tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, là vị hoàng đế thứ 7 của vương triều nhà Nguyễn. Năm 1883, khi mới 14 tuổi, Ưng Đăng được đưa lên ngôi, nhưng 8 tháng sau đột ngột băng hà. Quanh cái chết của ông có nhiều giả thuyết khác nhau như nhà vua mất vì bệnh, vua mất do bị đầu độc. Ông trở thành vị quân chủ yểu mệnh nhất của triều đại phong kiến nhà Nguyễn, băng hà khi mới 15 tuổi, chưa nạp phi và không có con cái.

5. Vị vua Việt nào nhiều con nhất?

  • Gia Long
    0%
  • Minh Mạng
    0%
  • Bảo Đại
    0%
  • Tự Đức
    0%
Chính xác

Minh Mạng là một trong số những vị vua giỏi trị nước nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Triều Nguyễn dưới thời trị vì của ông đã xây dựng được một quốc gia hùng mạnh, khiến các nước lân bang phải kính nể.

Không chỉ nổi tiếng là ông vua nghiêm khắc, giỏi trị nước, Minh Mạng cũng là vị vua có nhiều con cái nhất trong số những ông vua chuyên chế khác của phong kiến Việt Nam. Sinh thời, vua Minh Mạng có tới 142 người con, trong đó có 78 hoàng tử và 64 công chúa. Hiện nay, bài thuốc Minh Mạng thang sinh thời ông vẫn thường sử dụng trở thành bài thuốc quý lưu truyền trong dân gian.