Ảnh minh họa: Internet |
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman cho biết kế hoạch này sẽ thúc đẩy nghiên cứu công nghệ lượng tử dưới sự phối hợp của công nghệ lượng tử và các dự án mang sứ mệnh quốc gia.
Tuy nhiên, trước Ấn Độ, nhiều quốc gia đã đi đầu trong việc triển khai điện toán lượng tử. Năm 2016, Ủy ban châu Âu công bố khoản đầu tư trị giá 1 tỷ Euro (khoảng 1,13 tỷ USD) cho các dự án điện toán lượng tử. Năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký dự luật cam kết đầu tư 1,2 tỷ USD vào điện toán véc tơ. Đồng thời, Trung Quốc cũng có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào nghiên cứu điện toán lượng tử trong những năm tới. Các quốc gia khác như Nhật Bản, Đức và Canada, đã công bố kế hoạch thúc đẩy các dự án điện toán lượng tử trong tương lai.
Ngược lại, Ấn Độ có rất ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này và ít dự án nghiên cứu về công nghệ mới. Năm ngoái, Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ (DST) lập một dự án nghiên cứu “Quantum Empowering Science and Technology”, tạm dịch Lượng tử dành cho Khoa học và Công nghệ (QuEST), tại một viện nghiên cứu ở thành phố ở phía nam Hyderabad với tổng vốn đầu tư khoảng 800 triệu rupee (khoảng 11,2 triệu USD).
Trong khi Ấn Độ mới bắt đầu tham gia vào chương trình nghiên cứu lượng tử, IBM và Google đang cạnh tranh giành thế dẫn đầu trong lĩnh vực lượng tử. Trên thực tế, máy tính lượng tử có thể giải quyết các vấn đề mà máy tính truyền thống không thể làm được. Amazon và Microsoft Cloud cũng đã bắt đầu các dịch vụ cho điện toán lượng tử.
Arvind Krishna, Giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm của IBM cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái rằng, ông chưa thấy bất kỳ công ty khởi nghiệp nào của Ấn Độ tích cực làm việc trong lĩnh vực điện toán lượng tử.
Để theo kịp các quốc gia khác trong lĩnh vực điện toán lượng tử, Ấn Độ cần đầu tư vào các dự án phù hợp và nên có các chương trình hợp tác với các công ty lớn như IBM và Google để cùng nghiên cứu, phát triển và có lợi trong lĩnh vực này.