Theo hãng tin Reuters, lý do dẫn tới hành động này là do các cáo buộc trốn thuế từ phía Ấn Độ. Ngay sau khi quyết định này được công bố, chi nhánh ByteDance tại Ấn Độ đã yêu cầu tòa án Ấn Độ hủy bỏ lệnh phong tỏa mà họ lo ngại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động công ty này tại Ấn Độ.

Hồi tháng 1 vừa qua, ByteDance đã phải cắt giảm nhân lực tại văn phòng ở Ấn Độ sau Chính phủ nước này quyết định tiếp tục áp dụng lệnh cấm đối với ứng dụng chia sẻ video TikTok.

TikTok cùng hàng trăm ứng dụng trên nền tảng di động có nguồn gốc từ Trung Quốc bắt đầu bị chặn tại Ấn Độ từ tháng 6/2020 sau vụ đụng độ giữa binh lính hai nước tại biên giới. Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích động thái của Ấn Độ và cho rằng hành động này đã đi ngược lại các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

ByteDance hiện vẫn duy trì khoảng 1.300 nhân viên ở Ấn Độ. Phần lớn số nhân lực này phục vụ các hoạt động ở nước ngoài của ByteDance, như kiểm duyệt nội dung. Vào giữa tháng 3, hai tài khoản ngân hàng của ByteDance Ấn Độ tại ngân hàng Citibank và HSBC đã bị chính quyền ra lệnh phong tỏa vì cáo buộc trốn một số loại thuế trong các giao dịch quảng cáo trực tuyến giữa ByteDance chi nhánh Ấn Độ và công ty mẹ ở Singapore.

Ngoài việc phong tỏa hai tài khoản này, phía Ấn Độ cũng yêu cầu Citibank và HSBC không cho phép ByteDance Ấn Độ rút tiền từ bất kỳ tài khoản ngân hàng nào khác có liên quan đến mã số thuế của công ty này.

Trong một đơn gửi lên Tòa án Tối cao tại thành phố Mumbai (Ấn Độ), ByteDance Ấn Độ lập luận rằng quyết định phong tỏa tài khoản ngân hàng là một sự lạm dụng quy trình pháp lý. Việc làm này sẽ khiến công ty không thể trả các khoản lương cho nhân viên và thuế cho Chính phủ Ấn Độ.

(Theo vov.vn)

 

Ấn Độ sắp cấm cả việc sở hữu Bitcoin

Ấn Độ sắp cấm cả việc sở hữu Bitcoin

Ấn Độ nhiều khả năng sẽ trở thành quốc gia lớn đầu tiên xử lý hình sự việc nắm giữ tiền mật mã. Ngay cả Trung Quốc, quốc gia đã cấm đào và mua bán Bitcoin, cũng không phạt hành vi "tàng trữ" như vậy.