Ấn Độ quy định bất kỳ công ty mạng xã hội nào cũng phải có 3 vị trí tại đây: một “nhân viên tuân thủ”, người bảo đảm họ tuân thủ luật pháp địa phương; một “nhân viên khiếu nại”, người giải quyết khiếu nại từ người dùng Ấn Độ; một “người liên hệ”, luôn phải phản hồi cơ quan hành pháp 24/7. Các công ty cũng phải xuất bản báo cáo tuân thủ mỗi tháng, nêu chi tiết nhận được bao nhiêu khiếu nại và xử lý như thế nào.
Nhà chức trách còn yêu cầu mạng xã hội xóa bỏ một số loại nội dung, bao gồm bài viết chứa “khỏa thân một phần hoặc hoàn toàn”, “hành vi tình dục” hoặc “mạo danh, kể cả ảnh ghép”.
Ấn Độ sẽ xác định mạng xã hội lớn hay nhỏ dựa trên số lượng người dùng. Họ có 3 tháng để chấp hành thay đổi chính sách, trong khi các mạng nhỏ hơn phải tuân thủ ngay lập tức.
Quy định mới báo hiệu các quốc gia trên thế giới ngày càng mong muốn kìm cương những hãng công nghệ lớn như Google, Facebook, Twitter khi chính phủ lo ngại họ trở nên quá quyền lực mà không phải chịu nhiều trách nhiệm. Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Điện tử Ấn Độ Ravi Shankar đánh giá cao hoạt động của mạng xã hội song họ cần hành động nhiều hơn để chống lại sự lạm dụng và sử dụng sai mục đích của người dùng.
Facebook nói sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng quy định mới và khẳng định họ là “đồng minh của Ấn Độ”, cũng như luôn đặt an toàn người dùng, bảo mật lên hàng đầu.
Ấn Độ là một trong các thị trường lớn nhất thế giới với số lượng người dùng Internet chỉ đứng sau Trung Quốc. Tuy nhiên, chính phủ cho thấy xu hướng ngày một tăng trong quản lý và hạn chế (thậm chí cấm hoàn toàn) các hãng công nghệ ngoại bang vài năm trở lại đây. Trong cuộc họp báo hôm 25/2, ông Prasad dẫn số liệu nói lên tầm quan trọng của Ấn Độ với doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong nước, WhatsApp có 530 triệu người dùng, Facebook có 410 triệu người dùng, Instagram 210 triệu, YouTube 450 triệu.
Du Lam (Theo CNN)
Ấn Độ sẽ mạnh tay với các ứng dụng OTT nước ngoài?
Các gã khổng lồ truyền thông phát trực tuyến của Mỹ đối mặt với những thách thức khó khăn ở Ấn Độ khi quy định trở thành một trở ngại.