Tạp chí Forbes hôm 17/8 cho biết, hai tiêm kích tàng hình J-20 đã xuất hiện ở căn cứ Hotan thuộc phía tây Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Căn cứ này chỉ cách vùng tranh chấp Aksai Chin có 320km.
Phía Ấn Độ cuối tuần trước đã triển khai năm tiêm kích Dassault Rafale mới nhận từ Pháp hồi cuối tháng 7 tới vùng Ladakh. Những phi cơ này có thể đã thực hiện các bài bay đêm tại khu vực đồi núi thuộc bang Himachal Pradesh, miền bắc Ấn Độ.
Tiêm kích Dassault Rafale. Ảnh: Reuters |
Một số chuyên gia quân sự nhận định, Trung Quốc có vẻ nắm ưu thế về không quân tại ‘nóc nhà thế giới’ Himalaya. Tiêm kích J-20 được trang bị công nghệ tàng hình, tránh được sự phát hiện của radar đối phương. Tên lửa PL-15 lắp trên J-20 có tầm bắn xa gấp đôi so với tên lửa Meteor trang bị cho Rafale .
“Tiêm kích J-20 còn có thể triển khai cùng nhiều loại máy bay đặc biệt cho từng mục đích khác nhau, do đó khả năng hoàn thành nhiệm vụ sẽ tốt hơn”, chuyên gia quân sự Tống Trung Bình nói với báo Scmp. Tuy nhiên, J-20 cũng có một số nhược điểm, như về động cơ.
Tốc độ cao nhất J-20 đạt được là khoảng 2.100 km/giờ, trong khi vận tốc của Rafale có thể lên tới 2.220 km/giờ. Tầm hoạt động của J-20 ngắn hơn, khoảng 3.400km so với 3.700km của Rafale. Tính linh hoạt của J-20 khi bay ở tốc độ siêu thanh cũng giảm đáng kể so với Rafale.
Tuấn Trần
Sự thật về tiêm kích MiG-25 Liên Xô chuyên diệt oanh tạc cơ siêu thanh
Tiêm kích MiG-25 được Liên Xô chế tạo nhằm đối phó các dự án máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ như B-58 Hustler hay B-70 Valkyrie.
Thổ Nhĩ Kỳ dùng tiêm kích Mỹ làm 'mồi’ thử S-400
Giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã tiến hành thử nghiệm thực địa hệ thống tên lửa phòng không nước này mua từ Nga, trong đó sử dụng các tiêm kích F-4 và F-16 làm mục tiêu.