Apple có sự kiểm soát chặt chẽ về chuyện ứng dụng nào người dùng có thể tải về cài trên iPhone. Điều này là tốt, nhưng nhiều nhà phát triển ứng dụng cũng phàn nàn về cách điều hành của Apple, cũng như các khoản phí trên kho ứng dụng iOS.

Xung đột này dường như rất khó hóa giải, còn người dùng như bị kẹt ở giữa. Tuy nhiên, có những thay đổi căn bản mà Apple có thể thực hiện, để giải quyết tình trạng bất ổn và khó lường của thế giới ứng dụng iOS.

Jacob Eiting, người sáng lập RevenueCat, nền tảng thanh toán tích hợp dành cho các ứng dụng cả trên iOS lẫn Android, đã cho một vài ý kiến về những điều Apple có thể cải thiện với App Store.

{keywords}
Sẽ có những hướng thay đổi khả thi mà Apple có thể thực hiện với kho ứng dụng iOS, để giải quyết tình trạng bất ổn và khó đoán định hiện nay.

Nêu rõ hướng khắc phục với các ứng dụng bị từ chối

Apple thường trả lời có hoặc không với mỗi ứng dụng iPhone mới, hoặc bản cập nhật ứng dụng mới, dựa trên quy định dài 12.700 từ của công ty không bao gồm phụ lục (trong khi Hiến pháp Mỹ đầy đủ cũng chỉ dài 7.600 từ).

Eiting cho biết, các nhà phát triển đôi khi nhận được thư từ chối chỉ với phần trích dẫn quy định của họ. Sẽ hữu ích hơn nếu nhân viên của Apple đưa ra các gợi ý cụ thể, về những gì nhà phát triển có thể thay đổi, đôi khi chỉ là cách điều chỉnh menu, để ứng dụng được phê duyệt.

Nâng cấp công nghệ thanh toán

Eiting chia sẻ, có thể mất vài tuần hoặc lâu hơn để các nhà phát triển ứng dụng viết phần mềm liên kết ứng dụng của họ với hệ thống của Apple, giúp mọi người thanh toán bằng cách quét vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt. Việc tạo kết nối với hệ thống thanh toán khác đơn giản hơn nhiều.

Làm rõ “vùng giao thoa”

Apple có 2 loại thanh toán trong ứng dụng. Khi bạn mua sản phẩm ảo, chẳng hạn như ebook, Apple sẽ thu từ nhà phát triển ứng dụng một khoản phí lên tới 30%. Khi bạn mua sản phẩm trong thế giới thực, chẳng hạn như một cuốn sách giấy hoặc một chuyến đi Uber, Apple sẽ không tính phí.

Nhưng ngày càng có nhiều ứng dụng cung cấp các dịch vụ ở đâu đó giữa thực và ảo, ví dụ như khóa đào tạo nấu ăn trên ứng dụng.

Vì thế, Eiting nói Apple cần làm rõ quy định thu phí hoa hồng trên các ứng dụng cung cấp sản phẩm “vùng giao thoa”. Sự không rõ ràng đôi khi khiến một số dự án ứng dụng phải dừng ngay từ đầu, không dám triển khai.

Triển khai quy trình đánh giá ứng dụng độc lập

Không thể tránh khỏi vấn đề xung đột lợi ích giữa ứng dụng bên ngoài và ứng dụng của chính Apple. Những nhà sáng lập Blix, nền tảng email đã từng chiến đấu với Apple, chia sẻ rằng Apple nên tạo một quy trình đánh giá ứng dụng độc lập, để đảm bảo rằng họ không trừng phạt các ứng dụng đối thủ một cách không công bằng.

Kết luận

Trước đây, Apple cũng từng thực hiện thay đổi đối với hệ sinh thái ứng dụng của mình, đáp ứng khiếu nại từ các nhà phát triển. Apple chia sẻ rằng, họ luôn sẵn sàng tiếp thu thêm ý kiến.

Tất nhiên, bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ không tốt đến mức như một số nhà phát triển ứng dụng mong đợi. Về cơ bản, Apple sẽ không bỏ đi quyền kiểm soát ứng dụng nào được phép cài đặt trên iPhone của người dùng.

Dù vậy vẫn có những cải thiện khả thi đối với Apple, theo cách mang lại sự bình yên hơn cho chính công ty này, cũng như các nhà phát triển và người dùng.

Anh Hào (Theo New York Times)

Vì sao CEO Epic Games sẵn sàng làm “gã điên” tuyên chiến Apple?

Vì sao CEO Epic Games sẵn sàng làm “gã điên” tuyên chiến Apple?

Nhìn vào tính cách cá nhân của CEO Tim Sweeney, người ta sẽ thấy dễ hiểu hơn khi Epic Games khơi mào cuộc chiến pháp lý chống lại Apple, Google. Sweeney luôn có động lực tự thôi thúc đứng lên đấu tranh với những gã khổng lồ công nghệ.