Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu IDC dự đoán thị trường điện thoại thông minh (smartphone) đã qua sử dụng sẽ vượt 430 triệu chiếc vào năm 2027, với giá trị thị trường là 109,7 tỷ USD.
Apple và Samsung là hai hãng sản xuất đang dẫn đầu thị trường smartphone đã qua sử dụng. Trong năm 2023, số lượng kỷ lục smartphone đã qua sử dụng được bán - 309,4 triệu chiếc, tăng gần 10% so với năm 2022. Trong đó, các sản phẩm của Apple chiếm ưu thế tuyệt đối, với thị phần khoảng 82% thị trường thiết bị đã qua sử dụng.
Đối với smartphone, vấn đề này có thể sẽ dẫn đến chu kỳ thay thế điện thoại kéo dài hơn. Thay vì nâng cấp thiết bị trung bình 2 năm một lần, hầu hết các tổ chức, cá nhân đang sử dụng số lượng lớn smartphone của Apple sẽ chuyển sang chu kỳ nâng cấp là 3 hoặc 4 năm. Điều này không chỉ giới hạn ở smartphone, mà cũng tương tự với máy tính Macbook.
Thông thường, việc chu kỳ thay thế kéo dài hơn sẽ khiến nhà sản xuất gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, liên tục đưa ra các mẫu thiết bị mới và tối ưu công nghệ. Tuy nhiên, Apple lại đang tận dụng thế bất lợi của mình để tạo ra một mảng kinh doanh béo bở.
Nhận thấy nhu cầu sửa chữa, phục hồi hoạt động của các thiết bị ngày càng gia tăng, Apple đã tích cực đầu tư phát triển lĩnh vực kinh doanh này, tạo ra doanh thu dễ dự đoán hơn. Công ty đã bắt đầu nghiên cứu các quy trình sản xuất khép kín và đưa ra tuyên bố công khai rằng muốn khách hàng giữ iPhone càng lâu càng tốt.
Apple đã âm thầm mở rộng sự hiện diện ở thị trường hậu mãi, một thị trường cực kỳ béo bở mà họ có thể nắm quyền chi phối tuyệt đối.
Các nhà phân tích lưu ý rằng, ngày càng có nhiều cửa hàng sửa chữa mang thương hiệu chính hãng Apple xuất hiện ở nhiều quốc gia. Điều này thể hiện rõ chiến lược khác biệt của Apple so với các đối thủ công nghệ.
(theo Computerra)