{keywords}
 

Theo Apple, Pegatron phân loại sai lao động là sinh viên và làm giả giấy tờ để che giấu sai phạm. Trong một số trường hợp, họ còn vi phạm bộ quy tắc khi cho phép sinh viên làm các công việc không liên quan đến chuyên ngành.

Pegatron là một trong số các nhà thầu Đài Loan lớn trên thế giới, bên cạnh Foxconn. Apple cho biết họ phát hiện Pegatron vi phạm quy tắc vài tuần trước. Trong thời gian bị quản chế, Pegatron sẽ không nhận được bất kỳ hợp đồng nào mới từ Apple cho tới khi khắc phục mọi sai phạm.

Cuộc điều tra của Apple không tìm thấy bằng chứng của lao động cưỡng ép hay dưới tuổi lao động. Ngoài ra, Pegatron đã đuổi việc lãnh đạo trực tiếp chương trình thực tập. Đối với các sinh viên tại cơ sở Thượng Hải và Côn Sơn bị phát hiện không tuân thủ quy định địa phương, Pegatron cũng cho thôi việc và bồi thường hợp lý.

Công ty không tiết lộ vụ việc sẽ tác động thế nào đến kết quả kinh doanh. Pegatron ghi nhận lợi nhuận 676 triệu USD năm 2019, tăng 74% so với năm trước đó.

Trong quá khứ, Apple và các nhà cung ứng bị cáo buộc vì vấn đề lao động song công ty Mỹ đã cố gắng kiểm soát chuyện này bằng cách đưa ra đánh giá thường niên về chuỗi cung ứng iPhone. Năm 2017, Apple và Foxconn tiết lộ một số sinh viên đã làm thêm giờ tại nhà máy Foxconn, vi phạm luật lao động.

Du Lam (Theo Reuters)

Apple thiếu trầm trọng chip quản lý năng lượng cho iPhone 12

Apple thiếu trầm trọng chip quản lý năng lượng cho iPhone 12

Theo Bloomberg, Apple đang thiếu hụt nguồn cung chip quản lý năng lượng trên iPhone và các thiết bị khác, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu mua sắm cuối năm.